Tài chính

Học Tim Cook ‘bình minh’ từ 3:45 sáng, tôi nhận ra dậy sớm không giúp mình thành công

Học Tim Cook ‘bình minh’ từ 3:45 sáng, tôi nhận ra dậy sớm không giúp mình thành công - Ảnh 1.

Tờ Business Insider mới đây đăng tải bài chia sẻ của một nam thanh niên. Người này cho biết đã học theo CEO Apple Tim Cook dậy từ 3:45 phút sáng để bắt đầu một ngày làm việc hiệu quả, song kết quả không mấy khả quan. Nội dung bài chia sẻ như sau:

“Nếu tin rằng những điều mình có thể làm là vô hạn, bạn có thể cống hiến cho vũ trụ và thay đổi thế giới”, CEO Tim Cook của Apple từng chia sẻ với Fast Company.

Câu nói truyền cảm hứng thôi thúc tôi bắt chước thói quen hàng ngày của Tim Cook - một ví dụ hoàn hảo về nam doanh nhân thành công và sở hữu khối tài sản ròng hơn 1 tỷ USD.

Người ta thường nói dậy sớm là bí quyết để thành công, song cách Tim Cook làm điều này có vẻ hơi cực đoan: thức dậy vào khoảng 3h45 sáng. Được biết Tim nhận được tới 800 email mỗi ngày. “Tôi thích xem qua các bình luận của người dùng và những thứ tương tự”, ông chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với Axios.

Trụ sở của Apple có một phòng tập thể dục đầy đủ tiện nghi, nhưng Cook quyết định đến một phòng tập thể dục tư nhân gần đó để tránh chạm mặt phóng viên và bất kỳ ai khiến buổi tập của ông bị gián đoạn.

Sau đây là trải nghiệm của tôi sau khi áp dụng cách Tim Cook bắt đầu một ngày mới.

Ngày đầu tiên

Trong tất cả những ngày học theo lịch trình của Tim Cook, đây là hôm tồi tệ nhất. Tôi thấy mệt mỏi; cố gắng bước chân xuống giường. Sau một hồi cân nhắc có nên tạm dừng và từ bỏ thử thách, tôi quyết định vào bếp để pha một ly cà phê cực đậm đặc.

Học Tim Cook ‘bình minh’ từ 3:45 sáng, tôi nhận ra dậy sớm không giúp mình thành công - Ảnh 2.

Học Tim Cook ‘bình minh’ từ 3:45 sáng, tôi nhận ra dậy sớm không giúp mình thành công: Cố gắng bận rộn 24/7 làm gì cho mệt mỏi

Phần còn lại trong ngày diễn ra khá ổn thỏa. Tôi kiểm tra email, tập thể dục và hoàn thành mọi thứ trong danh sách những việc cần làm. Tuy nhiên, cơ thể cảm thấy uể oải và khó duy trì động lực.

Ngày thứ hai

Tôi ra khỏi giường vào lúc 3:45 sáng và đặt câu hỏi về mọi thứ. “Thử thách này là một ý nghĩ điên rồ”, tôi nghĩ bụng, song vẫn cố gắng tập hợp mọi năng lượng để đi vào bếp và pha một ly cà phê đậm đặc khác.

Sau khi kiểm tra tổng cộng 3 email chưa đọc, tôi đi dạo quanh Perth, Australia trong bóng tối. Đường phố vắng lặng. Những người tôi gặp khi đó chủ yếu là mấy thanh niên say khướt, có vẻ vừa đi ra từ quán bar gần đó. Điều tích cực duy nhất là chuyến đi dạo này rất yên bình, không bị ảnh hưởng bởi còi xe và những gã tài xế taxi giận dữ.

Ngày thứ ba

Tôi lại dậy sớm và đi dạo một vòng quanh thành phố. Mọi việc đã được hoàn thành trước 10 giờ sáng và vì vậy, thật tuyệt khi có cả ngày hôm đó để thư giãn.

Dưới đây là những gì tôi học được:

Các chuyên gia thường nói dậy thật sớm là bí quyết thành công. Điều đó sai hoàn toàn. Nó không giúp bạn tăng thu nhập, động lực hay bất cứ điều gì khác. Thậm chí, nó có thể khiến bạn gặp khó khăn trong suốt quá trình làm việc vì cảm thấy quá mệt.

Có thể tôi cổ hủ, nhưng sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống là vô cùng quan trọng. Tôi sống ở Châu Âu, vì vậy cơ thể đã quen với việc tận hưởng cuộc sống một cách bình thường. Cố gắng hối hả 24/7 như Tim Cook khiến tôi cảm thấy vô cùng mất tự nhiên.

Muốn lan tỏa trải nghiệm này ư? Không đâu. Đó là một cơn ác mộng và tôi không muốn thức dậy lúc 3:45 sáng nữa.

Học Tim Cook ‘bình minh’ từ 3:45 sáng, tôi nhận ra dậy sớm không giúp mình thành công - Ảnh 3.

CEO Tim Cook

Tuy nhiên, tôi nhận ra rằng Tim Cook và tôi là những con người khác nhau. Ông ấy có hàng tỷ USD còn tôi thì không, và có thể đây là lý do khiến tôi không sẵn sàng dậy sớm đến vậy.

Với tôi, để thành công, bạn không cần phải có một tài khoản ngân hàng khổng lồ và một công ty trị giá hàng tỷ USD. Dành thời gian cho những người thân yêu, những điều khiến bạn mỉm cười hàng ngày và tập trung vào những thứ quan trọng với bạn - đó là điều tôi muốn chia sẻ”.

Theo kết quả một cuộc khảo sát về giấc ngủ do trung tâm nghiên cứu giấc ngủ y học của Mỹ (AASM - American Academy of Sleep Medicine) thực hiện, sáng sớm là thời điểm giúp não bộ con người sảng khoái và tăng cường năng lượng. “Một ngày mới bắt đầu bằng tâm trạng tích cực, vui vẻ thì hiệu quả công việc hôm đó sẽ tăng cao”, AASM kết luận.

Theo “quán tính” của giấc ngủ, mỗi người sẽ mất khoảng 2 tiếng để tỉnh táo hoàn toàn sau khi thức giấc. Đó là lý do vì sao những người dậy từ 7h trở đi, dù cố gắng tắm nước lạnh hay uống cà phê, cũng khó có thể đủ thời gian tỉnh táo cho một ngày làm việc hiệu quả.

Ví dụ điển hình cho những người thành công có thói quen dậy sớm là tỷ phú Lý Gia Thành. Ông từng trả lời một cuộc phỏng vấn truyền hình rằng trong suốt nhiều thập kỷ, bất kỳ ngủ sớm hay thức khuya, “tôi vẫn luôn thức dậy vào lúc 5:57 sáng và hiểu ra rất nhiều giá trị của khoảng thời gian này”.

James Citrin, cựu Giám đốc điều hành Spencer Stuart, một công ty Mỹ có trụ sở tại Chicago, cũng thức dậy lúc 6h sáng, tập thể dục, đọc sách và suy nghĩ về những điều quan trọng phải làm trong ngày.

Tuy nhiên, không phải ai dậy sớm cũng thành công. Bạn không thể lấy cuộc sống của người khác áp dụng lên cuộc sống của mình và mong cầu điều tương tự sẽ xảy ra. Thành công chỉ đến nếu bạn thực sự nỗ lực thay đổi bản thân và cố gắng theo đuổi mục tiêu đã hoạch định.

Theo: BI

Cùng chuyên mục

Đọc thêm