Kinh doanh

Hàng chục nghìn tấn hàng từ Lào tràn sang Việt Nam với giá rẻ siêu rẻ - Nước ta có diện tích trồng top 30 thế giới vẫn chi tiền tỷ nhập khẩu

Hàng chục nghìn tấn hàng từ Lào tràn sang Việt Nam với giá rẻ siêu rẻ - Nước ta có diện tích trồng top 30 thế giới vẫn chi tiền tỷ nhập khẩu - Ảnh 1.

Theo thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu ngô các loại của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2025 đạt trên 4 triệu tấn, trị giá hơn 1 tỷ USD, giảm 4,6% về lượng, giảm 1,9% kim ngạch so với 5 tháng đầu năm 2024, giá trung bình 260 USD/tấn.

Trong đó, riêng tháng 5/2025 đạt hơn 1 triệu tấn, tương đương 265 triệu USD, so với tháng 5/2024 tăng 16% cả lượng và kim ngạch về kim ngạch.

Argentina là thị trường lớn nhất cung cấp ngô cho Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2025, chiếm gần 1 nửa trong nhập khẩu ngô của cả nước. Theo đó, nước ta nhập gần 2 triệu tấn ngô, trị giá 517 triệu USD, giảm 2,8% về lượng, nhưng tăng 3,7% về kim ngạch so với 5 tháng đầu năm ngoái.

Thị trường lớn thứ 2 là Brazil, 5 tháng đầu năm 2025 đạt trên 1 triệu tấn, tương đương 250,17 triệu USD, giảm 11% về cả lượng và kim ngạch so với 5 tháng đầu năm 2024.

Đáng chú ý, Lào thuộc top 3 thị trường cung cấp ngô lớn nhất cho Việt Nam. Ngô từ quốc gia láng giềng 5 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 47 nghìn tấn, tương đương 10,5 triệu USD. Giá nhập khẩu bình quân giảm 10%, đạt 225 USD/tấn. Thị trường này chiếm 1,4% trong tổng lượng và chiếm 1% tổng kim ngạch nhập khẩu ngô của cả nước.

Hàng chục nghìn tấn hàng từ Lào tràn sang Việt Nam với giá rẻ siêu rẻ - Nước ta có diện tích trồng top 30 thế giới vẫn chi tiền tỷ nhập khẩu - Ảnh 2.

Việt Nam thuộc một trong số 30 quốc gia trồng ngô lớn nhất trên thế giới nhưng đồng thời cũng nằm trong top các quốc gia nhập khẩu ngô nhiều nhất thế giới đứng sau Trung Quốc, châu Âu, Mexico, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ai Cập.

Việc tăng nhập khẩu ngô của Việt Nam nhằm phục vụ nhu cầu cao của ngành chăn nuôi trong nước, đặc biệt là sản xuất thức ăn chăn nuôi, trong khi sản lượng ngô trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu.

Mới đây, Trung Quốc chuyển hướng khỏi nông sản Mỹ, đặc biệt là ngô đang mang lại lợi ích cho những người mua khác ở châu Á khi nguồn cung giá rẻ của Mỹ tràn vào thị trường. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), lượng ngô xuất khẩu của Mỹ sang Nhật Bản trong năm 2024-25 cao hơn 30% so với năm trước, đạt 8,9 triệu tấn tính đến 15/5. Nhờ đó, Việt Nam và Indonesia cũng hưởng lợi nhập khẩu ngô từ Mỹ.

Giá ngô toàn cầu đang chịu áp lực trong bối cảnh kỳ vọng về vụ thu hoạch bội thu ở Mỹ và Brazil, nhưng lượng dự trữ toàn cầu thấp có thể hỗ trợ vững chắc và hạn chế rủi ro giảm giá.

Trong thời gian tới, ngô Mỹ có khả năng vẫn cạnh tranh được với ngô Nam Mỹ, ngay cả với các vụ mùa sắp tới ở Brazil và Achentina vì Báo cáo doanh số xuất khẩu của FAS cũng cho thấy xuất khẩu của Mỹ sang khu vực này vẫn mạnh với doanh số bán hàng chưa thanh toán sang Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) cao gấp đôi so với năm trước. Tháng 6/2025, xuất khẩu ngô của Mỹ dự báo tăng 1 triệu tấn lên 67 triệu tấn.

USDA dự báo tiêu thụ ngô thế giới năm 2025/26 tăng 2% lên mức kỷ lục 1,274 tỷ tấn, với mức tiêu thụ vượt quá sản lượng trong năm thứ hai liên tiếp. Tiêu thụ ngô dự kiến sẽ cao hơn cho cả mục đích làm thức ăn chăn nuôi và thực phẩm, hạt giống và công nghiệp (FSI). Với mức tiêu thụ cao hơn so với sản lượng, lượng tồn kho cuối kỳ dự kiến sẽ giảm, với lượng tồn kho thấp hơn ở Trung Quốc và Brazil nhưng lượng tồn kho lớn hơn ở Mỹ. 

Các tin khác

Nam A Bank nhận cú đúp giải thưởng quốc tế

Ngày 3/7, tại Singapore, Nam A Bank được tạp chí Asian Banking & Finance trao tặng giải thưởng Thẻ Tín dụng Sáng tạo của năm 2025 (Credit Card Initiative Of The Year 2025) và Ứng dụng Di động & Thanh toán Sáng tạo của năm 2025 (Mobile Banking & Payment Initiative Of The Year 2025). Đây là năm thứ ba liên tiếp Nam A Bank vinh dự nhận được giải thưởng từ Tạp chí này.

Lý giải sức hút của dự án Garden Riverside Thủ Thừa

Garden Riverside - xã Thủ Thừa, tỉnh Tây Ninh (huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An cũ) là một trong những dự án đáng chú ý khu vực phía Tây với quy mô lớn, tiện ích đa dạng và môi trường sống sinh thái, liền kề TP.HCM.

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đẩy mạnh phát triển toàn diện

Chiều ngày 3/7, Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam (VRG) đã tổ chức Hội nghị Người lao động năm 2025. Theo đó, VRG không chỉ đặt mục tiêu tăng trưởng về doanh thu và lợi nhuận, mà còn xác định rõ hướng đi chiến lược với trọng tâm là khu công nghiệp, năng lượng sạch, nông nghiệp công nghệ cao và chuyển đổi số, đưa Tập đoàn phát triển bền vững và hội nhập sâu rộng.

VRG trong Top 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2025 do Forbes Việt Nam bình chọn

Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (mã cổ phiếu: GVR) vừa được Forbes Việt Nam công bố là một trong “50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2025”. Danh sách xếp hạng thường niên uy tín được Forbes thực hiện dựa trên kết quả phân tích tài chính và đánh giá định tính về thương hiệu, chiến lược và tiềm năng phát triển.