Tài chính

VDSC: Dù tích cực mua lại trước hạn nhưng áp lực đáo hạn trái phiếu năm 2023 vẫn còn khá lớn

Trong báo cáo chiến lược mới phát hành, Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) dẫn thống kê của Hiệp hội Thị trường Trái phiếu Việt Nam (VBMA) cho biết, tính đến thời điểm 21/10, đã có 142.458 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp được mua lại trước hạn, chiếm khoảng 11,8% dư nợ trái phiếu doanh nghiệp cuối 2021. Điều này đã làm giảm dư nợ đáo hạn năm 2023 và 2024 ước tính lần lượt còn lại ở mức 350.000 và 370.000 tỷ đồng.

Mặc dù giá trị TPDN được mua lại có xu hướng tăng từ tháng 06/2022 trở lại đây. Tuy nhiên, theo VDSC, áp lực đáo hạn trái phiếu năm 2023 vẫn còn khá lớn. Tổng giá trị đáo hạn năm 2023 ước tính ở mức 350.000 tỷ, tương đương gần bằng 1/4 dư nợ tăng thêm của hệ thống ngân hàng năm 2022 (giả định tăng trưởng tính dụng năm 2022: 14%). Trong số trái phiếu đáo hạn có khoảng 30% giá trị từ nhóm ngành ngân hàng mà VDSC cho rằng khả năng cao vẫn có thể tái phát hành, song tỷ lệ hấp thụ sẽ bị hạn chế trong bối cảnh lãi suất cao và thanh khoản yếu đang diễn ra trong hệ thống.

Nếu nhìn ở góc độ hẹp hơn, tập trung vào ngành bất động sản đang chịu nhiều áp trong thời gian gần đây. Trong năm 2023 ước tính có khoảng 130 ngàn tỷ đồng trái phiếu từ ngành bất động sản sẽ đáo hạn (sau khi loại trừ phần đã mua lại tính đến tháng 10/2022), chiếm khoảng 36% tỷ trọng giá trị đáo hạn năm 2023. Con số này tương đương với hơn 9% dư nợ tín dụng ngân hàng tăng thêm trong năm 2022.

VDSC cho rằng khả năng đảo nợ trái phiếu của các doanh nghiệp này khá thấp do nhà đầu tư nắm giữ chủ yếu là cá nhân đang bị hạn chế rất nhiều do niềm tin đang bị ảnh hưởng cũng như do các quy định chặt chẽ hơn của NĐ 65/2022 NĐ-CP và do các hạn chế trong việc tiếp cận vốn vay từ các ngân hàng. Đồng thời, dòng tiền từ hoạt động bán hàng đang gặp nhiều khó khăn trong bối cảnh lãi suất tăng và tín dụng thắt chặt. Do đó, nhóm phân tích nhận thấy một số rủi ro đáng chú ý về nợ xấu và tăng lãi suất của thị trường từ khả năng đáo hạn TPDN các doanh nghiệp bất động sản trong thời gian tới.

Ở một chiều hướng tích cực, hiệp hội trái phiếu doanh nghiệp đã có các buổi hội thảo cùng các quỹ trái phiếu, CTCK và đã có một số đề xuất một số phương án để trình lên Bộ Công Thương. Tuy nhiên VDSC cho rằng vấn đề này sẽ cần nhiều thời gian để các ban ngành có thể đưa ra hướng xử lý cuối cùng. Do đó, trong khoảng thời gian này nhóm phân tích dự báo hoạt động giao dịch trên thị trường chứng khoán vẫn sẽ diễn biến khá thận trọng.

Mặt khác, trên cơ sở tỷ giá đã bớt căng thẳng trong tuần cuối tháng 10, NHNN đã có động thái hỗ trợ thanh khoản trên thị trường mở, đã có khoảng 77.699 tỷ đồng được bơm ra thị trường từ ngày 25-31/10. Tuy nhiên, lãi suất liên ngân hàng vẫn ở mức cao, các công ty chứng khoán tham gia hoạt động phân phối trái phiếu đều chủ động hạ tỷ lệ cho vay margin để tăng khả năng thanh khoản, và TPDN không ghi nhận phát hành mới trong tháng 10.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (11/5), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 122 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất 120 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc, miền Trung mưa đến bao giờ?

Ngày hôm nay (11/5), khu vực miền Bắc và miền Trung tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, nhiều nơi xảy ra mưa vừa, mưa to đến rất to, kèm theo nguy cơ lốc sét và gió giật mạnh. Từ đêm nay mưa lớn giảm dần ở khu vực này. Tây Nguyên, Nam Bộ tiếp tục có mưa dông vào chiều và tối nay.

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

VIB nhận giải ngân khoản vay 150 triệu USD từ IFC

Ngân hàng Quốc Tế (VIB) vừa hoàn tất rút vốn khoản vay trị giá 150 triệu USD, tương đương 3.700 tỷ đồng từ Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), một thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới (World Bank).

Ngân hàng số "cân" cả chuyện bán vé liveshow sao hạng A

Nhu cầu mua được vé xem show của thần tượng là điều tất yếu. Thời xếp hàng mua vé trực tiếp tại điểm diễn đã qua, nhưng để có được tấm vé online như ý cũng là một nỗ lực của cả người mua lẫn bên bán.

Thị trường chứng khoán Việt Nam sụt giảm mạnh: Nguyên nhân, triển vọng và giải pháp

Dù chịu ảnh hưởng từ xu hướng giảm chung của TTCK thế giới, nhưng điểm đáng chú ý là những diễn biến tiêu cực của thị trường diễn ra trong bối cảnh kinh tế vĩ mô trong nước tương đối tốt và ổn định so với thế giới, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng tương đối khả quan. TS. Cấn Văn Lực và Nhóm tác giả Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV đã có những đánh giá cụ thể và đưa ra khuyến nghị ...