Chứng khoán

Guotai Junan: Tỷ lệ nội địa hóa quyết định lợi thế cổ phiếu sản xuất sau thỏa thuận thuế quan

Tối ngày 2/7, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông qua mạng xã hội Trust Media cho biết, sau cuộc hội đàm hết sức tích cực với Tổng Bí thư Tô Lâm, hai nước đã đi đến thống nhất vấn đề thuế quan.

Theo CTCP Chứng khoán Guotai Junan Việt Nam (Mã: IVS), Việt Nam là một trong những đối tác đầu tiên đạt được thỏa thuận với mức thuế quan 20% đối với hàng hóa xuất khẩu vào Mỹ, thấp hơn nhiều so với mức thuế quan 46% thông báo trước đó.

Tuy nhiên, mức thuế này có thể tăng lên 40% đối với hàng hóa mang tính chất chuyển tải (transhipment). Ngược lại, Việt Nam sẽ mở cửa cho hàng hóa của Mỹ xuất khẩu vào Việt Nam với mức thuế 0%.

Rào cản nội địa hóa: Thách thức không nhỏ cho ngành xuất khẩu

Theo Guotai Junan, một yếu tố đáng chú ý trong thỏa thuận này là tiêu chí tỷ lệ nội địa hóa để được áp dụng mức thuế 20% theo yêu cầu của Mỹ. Báo cáo cho biết: “Hiện có tin đồn về việc Mỹ đang yêu cầu phía Ấn Độ đạt hàm lượng nội địa ít nhất 60% để được công nhận là hàng hóa có xuất xứ Ấn Độ, trong khi phía Ấn Độ đang đàm phán mức nội địa hóa 35%”.

Cũng trong báo cáo, đơn vị này dẫn lại số liệu của OECD cho thấy tỷ lệ nội địa hóa của một số nhóm ngành tại Việt Nam hiện dao động ở nhiều mức khác nhau: nông nghiệp đạt 65%, máy tính và thiết bị điện tử ở mức 50%, gỗ, giấy và hóa chất là 48%, trong khi may mặc và da giày chỉ đạt 45%.

Guotai Junan cho rằng, yếu tố liên quan đến tiêu chí tỷ lệ nội địa hóa để được áp mức thuế quan 20% theo yêu cầu của Mỹ có thể mở ra cơ hội thu hút dòng tiền đầu tư nước ngoài thâm nhập sâu hơn vào hoạt động sản xuất tại Việt Nam thay vì chỉ tranship (chuyển tải) như trước đây. Bên cạnh đó, yếu tố này cũng tạo cơ hội cho lao động nội tham gia vào chuỗi sản xuất, gia tăng thu nhập và củng cố ngành tiêu dùng nội địa trong dài hạn.

Ngành cá tra hưởng lợi, ngành gỗ đối mặt rủi ro

Guotai Junan chỉ ra rằng ngành cá tra đông lạnh tiếp tục duy trì được lợi thế tại thị trường Mỹ. Theo thông báo mới nhất trong tháng 6/2025 của Bộ Thương mại Mỹ, kết quả kỳ rà soát lần thứ 20 (POR20) cho thấy nhiều doanh nghiệp xuất khẩu cá tra vào Mỹ được áp dụng mức thuế chống bán phá giá 0%.

Danh sách này bao gồm: Công ty TNHH Thủy sản Biển Đông, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản Cần Thơ, Công ty TNHH Thủy sản Đại Thành, Công ty TNHH MTV Hải sản Đông Á, Công ty Cổ phần Hùng Cá 6, Công ty Nam Việt và Công ty Cổ phần Thủy sản NTSF. Đặc biệt, Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (Mã: VHC)  không thuộc diện rà soát lần này và vẫn được hưởng mức thuế 0%.

Ngược lại, ngành gỗ của Việt Nam lại đối mặt với rủi ro gia tăng. Guotai Junan dẫn lại thông báo của Bộ Thương mại Mỹ đầu tháng 6/2025, cho biết cơ quan này đang xem xét điều tra chống bán phá giá đối với gỗ dán từ Việt Nam. Hơn 130 doanh nghiệp được cho là có nguy cơ bị áp thuế, với biên độ phá giá bị cáo buộc từ 112,33% đến 133,72%.

Áp lực từ xe SUV Mỹ và bài toán chiến lược chính sách

Ngoài ra, Guotai Junan cảnh báo về khả năng Việt Nam sẽ phải ký kết một hiệp định thương mại tự do (FTA) hoặc liên minh thuế quan với Mỹ để tránh nguy cơ các ưu đãi thuế dành cho Mỹ phải được mở rộng cho các quốc gia thành viên WTO khác theo nguyên tắc Tối huệ quốc (MFN).

Báo cáo cũng lưu ý, việc ông Trump nhấn mạnh đến khả năng xe SUV của Mỹ thâm nhập vào thị trường Việt Nam có thể gây áp lực cho ngành công nghiệp ô tô còn khá non trẻ của Việt Nam, với một số doanh nghiệp vẫn đang trong giai đoạn chịu chi phí khấu hao cao và lỗ ròng lớn.

Guotai Junan kết luận, “thỏa thuận thuế quan mới là một thành tựu đáng khen ngợi, phản ánh nỗ lực của chính phủ Việt Nam và mở ra triển vọng tích cực cho nhiều ngành”. Tuy nhiên, trong bối cảnh chính sách thuế quan của Mỹ còn nhiều biến động và đi kèm các biện pháp phòng vệ thương mại, Việt Nam cần chuẩn bị kỹ lưỡng các biện pháp để thích ứng. Việc tận dụng cơ hội từ thỏa thuận và lập kế hoạch chiến lược phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp duy trì sự tăng trưởng bền vững và cạnh tranh trên thị trường toàn cầu.

Các tin khác

Biển Đông sắp đón áp thấp nhiệt đới

Chiều nay (3/7), một vùng áp thấp vừa hình thành ở khu vực phía đông bắc của đảo Luzon của Philippines, ngay sát Biển Đông. Dự báo trong đêm nay và ngày mai (4/7), vùng áp thấp này có thể mạnh lên thành áp thấp nhiệt đới, hoạt động trên Biển Đông.

18 năm, 83 triệu lít nước mắm cốt từ Nhà máy Masan PQ

18 năm (2007-2025) là hành trình không ngừng đổi mới và phát triển của Công ty Cổ phần Masan PQ nhằm bảo tồn giá trị nước mắm và khẳng định vị thế của thương hiệu nước mắm Việt trên thị trường toàn cầu.

Xuất khẩu sầu riêng đông lạnh tăng 3 lần

Nửa đầu năm, Việt Nam xuất khẩu gần 130.000 tấn sầu riêng tươi, giảm đáng kể so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, lượng sầu riêng đông lạnh xuất khẩu lại tăng gấp 3 lần, đạt 14.282 tấn.

Thu hồi hàng loạt mỹ phẩm, kem đánh răng vi phạm: Nhiều sản phẩm bị ‘khai tử’ trên toàn quốc

Ngày 3/7, Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã có văn bản yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố trên cả nước đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc nhiều sản phẩm mỹ phẩm do vi phạm quy định về công thức và ghi nhãn. Đáng chú ý, trong số này có cả các sản phẩm kem đánh răng phổ biến trên thị trường.

Sơn "đổ mồ hôi" giúp tòa nhà mát mẻ như bật điều hòa

Các nhà nghiên cứu tại Singapore phát hiện ra rằng loại sơn trắng tùy chỉnh của họ, được phát triển đặc biệt để 'đổ mồ hôi', giúp giảm đáng kể nhu cầu sử dụng máy điều hòa không khí, đồng thời vẫn giữ được vẻ ngoài trong nhiều năm. Đó là loại sơn gốc xi măng mới kết hợp ba phương pháp làm mát để giữ nhiệt độ bên trong tòa nhà ở mức thấp.