Kinh doanh

Giữa bất định thuế quan, các nhà sản xuất Trung Quốc đổ xô tới vùng đất quen thuộc để tránh ‘bão’, tập trung vào ưu tiên hàng đầu

Trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump, cuộc thương chiến với Trung Quốc đã tạo ra làn sóng các công ty sản xuất dịch chuyển tới nơi khác để né thuế quan.

Đầu tuần này, Mỹ và Trung Quốc tạm hoãn một phần thuế đối ứng trong 90 ngày, đồng thời giảm đáng kể tổng thuế nhập khẩu. Theo đó, tổng thuế nhập khẩu với hàng Trung Quốc sẽ tạm thời giảm từ 145% về 30% còn thuế áp với hàng hóa Mỹ sẽ giảm từ 125% về 10%.

Dù thương chiến tạm lắng xuống, một số công ty vẫn có kế hoạch tăng gấp đôi đầu tư vào các điểm nóng sản xuất của châu Á nhằm đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nhà sản xuất thiết bị nhà bếp và phụ kiện nướng Velong Enterprises là một ví dụ. Công ty này cho biết các lô hàng xuất đi từ các nhà máy Trung Quốc đã giảm xuống gần bằng 0 sau khi thuế tăng vọt lên 145%. Nhưng các liên doanh của công ty tại Campuchia và Ấn Độ ghi nhận đơn hàng gia tăng, khi các nhà nhập khẩu Mỹ tranh mua để đảm bảo nguồn cung.

“Điện thoại của tôi reo liên hồi”, Jacob Rothman, đồng sáng lập kiêm CEO Velong, nói với Nikkei Asia từ Thượng Hải. “Chúng tôi đang choáng ngợp với hàng chục triệu đô la đơn hàng tiềm năng từ cơ sở tại Campuchia... Chúng tôi đang hoạt động hết công suất tại Campuchia và Ấn Độ”. Công ty đang có kế hoạch tăng công suất tại Campuchia.

Mức thuế quan 30% vẫn khiến Trung Quốc chịu bất lợi so với các đối tác thương mại khác của Mỹ với mức thuế 10%.

Dịch chuyển đầu tư của Trung Quốc sang các khu vực. Nguồn: Societe Generale.

Các nhà phân tích và nhà sản xuất vẫn thận trọng, nghi ngờ liệu thỏa thuận tạm hoãn thuế có được duy trì nếu 2 nước không đạt được thỏa thuận rộng hơn hay không.

Có những dấu hiệu ban đầu cho thấy quá trình dịch chuyển và chuyển hướng thương mại đang diễn ra mạnh mẽ hơn khi chính sách thuế quan của ông Trump tác động tới Trung Quốc nặng nề nhất.

Một nhà sản xuất đồ nội thất ngoài trời có trụ sở tại tỉnh Quảng Đông nói với Nikkei Asia rằng kể từ khi ông Trump công bố mức thuế quan đối ứng vào ngày 2/4, công ty đã nhanh chóng chuyển linh kiện từ nhà máy Trung Quốc đến một cơ sở sản xuất ở Indonesia để lắp ráp, trước khi chất những chiếc ghế thành phẩm vào các container đến Mỹ.

Dữ liệu chính thức cho thấy các nhà xuất khẩu đang tăng cường vận chuyển hàng hóa để xuất khẩu sang các nước thứ ba, bao gồm các quốc gia Đông Nam Á trước khi thời hạn tạm hoãn áp thuế quan trong 90 ngày kết thúc vào đầu tháng 7.

Xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ giảm 21% vào tháng 4 so với cùng kỳ năm trước. Sự sụt giảm này một phần được bù đắp bởi nhu cầu tăng mạnh ở những nơi khác, đặc biệt là ở các nước ASEAN. Xuất khẩu sang Indonesia và Thái Lan lần lượt tăng 37% và 28%.

“Chuyển hướng thương mại có thể sẽ quan trọng hơn trong cuộc thương chiến này, vì chênh lệch thuế quan giữa Trung Quốc và các quốc gia khác hiện đã nới rộng”, các nhà phân tích từ công ty nghiên cứu Rhodium Group nhận định. “Một phần lớn nhu cầu của Mỹ chắc chắn sẽ được chuyển hướng sang các nhà cung cấp khác, tạo ra những cơ hội mới cho các quốc gia có vị thế tốt để tham gia”.

Mặc dù thuế quan của ông Trump dọa sẽ đánh thuế nặng vào một số nước Đông Nam Á, chẳng hạn như 49% đối với Campuchia và 36% đối với Thái Lan, nhiều nhà sản xuất cho biết những địa điểm này vẫn là lựa chọn tốt, nhờ sự hiện diện ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực.

Các nhà phân tích từ Allianz Trade dự đoán rằng chiến lược “Trung Quốc +1” sẽ được tăng cường dưới nhiệm kỳ thứ 2 của ông Trump khi các công ty châu Á tìm kiếm cơ hội mở rộng sản xuất tại một số nước Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia và Thái Lan.

Mối quan hệ thương mại chặt chẽ hơn giữa các nước châu Á đã mang lại lợi ích cho một số nước trong khu vực.

Sachil Dagur, Tổng giám đốc điều hành của ngân hàng Habib Bank Zurich (Hồng Kông), cho biết các giao dịch ngày càng tập trung ở Trung Quốc, Nam Á và khu vực ASEAN kể từ năm 2018, vì hầu hết khách hàng của ông “không phụ thuộc” vào nhu cầu của Mỹ.

Kim ngạch thương mại của Trung Quốc với ASEAN. Nguồn: Tổng cục Thống kê Trung Quốc.

Hội đồng Xúc tiến Thương mại Quốc tế Trung Quốc cho biết vào tháng 4, hơn 75% trong số 1.100 nhà xuất khẩu Trung Quốc được khảo sát có ý định mở rộng sang các thị trường mới nổi, trong khi gần một nửa trong số họ dự kiến sẽ giảm hoạt động kinh doanh với khách hàng Mỹ.

Đối với Rothman của Velong, không có lối thoát nào khỏi Trung Quốc trong thế giới sản xuất.

“Nếu bạn đến thăm nhà máy của tôi ở Campuchia, có lẽ bạn vẫn nghĩ mình đang ở Trung Quốc. Đối với phần lớn các nhà sản xuất Trung Quốc, nơi duy nhất họ hy vọng vẫn là Đông Nam Á”, Rothman nói.

Tham khảo: Nikkei Asia

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục giảm mạnh

Giá vàng thế giới phiên giao dịch Mỹ đêm 16.5 tiếp tục giảm mạnh, ghi nhận một ngày tăng giảm bất thường.

Dấu hiệu mới về bất động sản vùng ven Hà Nội

PGS, TS. Trần Đình Thiên cho biết, những dấu hiệu đó là sự chuyển đổi từ mô hình đô thị lõi sang hệ thống đô thị nối dài với các tỉnh như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Hưng Yên đang đặt mục tiêu trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Mô hình đại đô thị tích hợp công nghiệp dịch vụ, đô thị xanh thông minh nghỉ dưỡng bắt đầu hình thành.

Giá vàng, USD đồng loạt giảm

Sáng nay (16/5), giá vàng trong nước giảm mạnh khiến các “nhà vàng” nới rộng khoảng cách mua vào - bán ra. Giá USD ngân hàng về sát mốc 26.000 đồng/USD.

Vi phạm nhỏ, doanh nhân có thể được tại ngoại

Ngày 15/5, thảo luận tại Quốc hội về Dự thảo Nghị quyết một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân, đại biểu đề nghị, với các trường hợp vi phạm nhỏ thì cho phép doanh nhân tại ngoại khắc phục hậu quả.

Áo blouse trắng giữa vòng xoáy bạo lực

Ngày càng nhiều nhân viên y tế bị tấn công khi đang làm nhiệm vụ, cho thấy môi trường bệnh viện không an toàn, bạo lực y tế trở thành vấn nạn nhức nhối.

Chubb Life cập nhật giá đơn vị Quỹ Liên kết Đơn vị - Sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động

Sản phẩm Bảo hiểm Liên kết Đơn vị - Kế hoạch Tài chính Chủ động được thiết kế với các tính năng ưu việt nhằm đáp ứng đồng thời cả hai nhu cầu: Bảo vệ và Đầu tư. Với thông điệp “Đầu tư vững tâm – Bảo vệ vững vàng”, sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động góp phần hoàn thiện danh mục giải pháp tài chính toàn diện của Chubb Life Việt Nam trên hành trình thực hiện sứ mệnh bảo vệ người trụ cột và gia đình Việt.

Dân văn phòng lựa chọn đặt xe trên các app ngân hàng quen thuộc

Trước đây, việc gọi taxi, xe máy qua app dường như là “đặc quyền” của người dân sống tại các thành phố lớn như Hà Nội, TP.HCM hay Đà Nẵng…, nơi hạ tầng công nghệ phát triển, tài xế và người dân đã quen với dịch vụ số. Nhưng điều này đang thay đổi, nhanh và sâu sắc hơn bao giờ hết.

Khi không gian sống mang dáng hình và tinh thần của một du thuyền

Nếu từng ước ao sống trong không gian mang đến cảm giác mỗi ngày như một kỳ nghỉ giữa đại dương, thì "Căn hộ du thuyền" sẽ là khái niệm hoàn toàn mới mẻ, một hành trình và trải nghiệm sống đầy mê hoặc mà bạn không nên bỏ qua nếu có cơ hội.