Công nghệ

Giao diện Facebook thay đổi thế nào sau 20 năm

Tóm tắt:
  • Facebook đã trải qua nhiều lần thay đổi giao diện từ khi ra đời năm 2004, với khoảng 10 lần thay đổi trong 20 năm.
  • Gần đây, CEO Meta Mark Zuckerberg thông báo bổ sung tab Friends, chỉ hiển thị nội dung từ bạn bè.
  • Tính năng "nguyên bản" được nhấn mạnh là bước đầu tiên để đưa các tính năng cũ trở lại.
  • Năm 2022, Facebook đổi tên giao diện chính từ "News Feed" thành "Feeds" để điều chỉnh cách người dùng tiếp cận thông tin.
  • Cập nhật mới nhất vào ngày 27/3, Facebook tiếp tục cải thiện trải nghiệm người dùng với các tính năng mới.

Cuối tuần trước, CEO Meta Mark Zuckerberg cho biết đã bổ sung tab Friends cho Facebook, khu vực chỉ hiển thị nội dung từ bạn bè, yếu tố giúp mạng xã hội này hấp dẫn khi ra đời. Ông nhấn mạnh đây là một trong những bước đầu tiên để đưa các tính năng Facebook cũ, gọi là "OG Facebook", trở lại.

Trong hai thập kỷ, Facebook có khoảng 10 lần thay đổi giao diện trang chủ.

Giao diện website đầu tiên được Mark Zuckerberg ra mắt với tên gọi thefacebook, chỉ gồm các tính năng đơn giản như đăng ký, đăng nhập và thông tin thêm. Ban đầu, website chỉ giới hạn cho sinh viên Harvard - nơi Zuckerberg theo học. Ông sau đó bỏ học, cùng một số người bạn chuyên tâm phát triển mạng xã hội này. Ảnh: Archive

Giao diện website đầu tiên được Mark Zuckerberg ra mắt với tên gọi Thefacebook, chỉ gồm các tính năng đơn giản như đăng ký, đăng nhập và thông tin thêm. Ban đầu, website giới hạn cho sinh viên Đại học Harvard, nơi ông theo học. Ông sau đó bỏ học, cùng một số người bạn phát triển mạng xã hội. Ảnh: Archive

Đến năm 2006, Thefacebook được rút ngắn còn tên Facebook, đồng thời giao diện News Feed sơ khai hiển thị nội dung từ bạn bè cũng ra đời. Mạng xã hội cũng bắt đầu thêm hàng loạt tính năng như trang cá nhân, nhóm, bạn bè, tin nhắn...Nhân viên Facebook được cho là đã mong đợi tính năng này sẽ phổ biến và được đón nhận nồng nhiệt. Nhưng thực tế lúc đầu nhiều người dùng ghét nó, thậm chí còn có ý định tẩy chay website. Sự tức giận đã khiến Zuckerberg phải viết một bài viết dài để giải thích.Chúng tôi nghĩ rằng đây là sản phẩm tuyệt vời, nhưng nhiều trong số các bạn chưa phải người hâm mộ lập tức vì thấy chúng quá lộn xộn, ông viết khi đó. Chúng tôi đang lắng nghe tất cả các đề xuất để cải thiện sản phẩm. Mọi thứ hoàn toàn mới và vẫn trong giai đoạn phát triển. Ảnh: Facebook

Đến năm 2006, Thefacebook được rút ngắn còn Facebook, đồng thời giao diện trang chủ sơ khai hiển thị nội dung từ bạn bè ra đời. Mạng xã hội thêm hàng loạt tính năng như trang cá nhân, nhóm, bạn bè, tin nhắn...
Nhân viên Facebook được cho là đã mong đợi tính năng này sẽ được đón nhận nồng nhiệt. Nhưng thực tế lúc đầu, nhiều người ghét nó, thậm chí có ý định tẩy chay website. Sự tức giận khiến Zuckerberg phải viết một bài viết dài để giải thích. "Chúng tôi nghĩ đây là sản phẩm tuyệt vời, nhưng nhiều trong số các bạn chưa ủng hộ lập tức vì thấy chúng quá lộn xộn", ông viết. "Chúng tôi lắng nghe tất cả đề xuất để cải thiện sản phẩm. Mọi thứ hoàn toàn mới và vẫn trong giai đoạn phát triển".

Đến năm 2009, giao diện được thêm tính năng cập nhật theo thời gian thực để phản ứng với tính năng tương tự của Twitter - mạng xã hội ra năm 2006, hiện được Elon Musk mua lại và đổi tên thành X. Trước đó, người dùng buộc phải làm mới trình duyệt mới có thể xem tin tức mới nhất từ bạn bè. Ảnh: Facebook

Đến 2009, giao diện thêm tính năng cập nhật thời gian thực để đáp lại tính năng tương tự của Twitter - mạng xã hội ra đời năm 2006, được Elon Musk mua lại và đổi tên thành X. Trước đó, người dùng buộc phải tải lại (refresh) trình duyệt mới có thể xem tin tức mới từ bạn bè.

Tính năng Ticker xuất hiện năm 2011, nằm ở phía bên phải giao diện, cho phép người dùng cập nhật tức thời về bài đăng, lượt thích, chia sẻ, bình luận, lượt check-in của bạn bè không độ trễ. Dù vậy, nhiều năm sau đó, Facebook loại bỏ tính năng này. Ảnh: Facebook

Tính năng Ticker xuất hiện năm 2011, nằm ở bên phải giao diện, cho phép người dùng cập nhật tức thời về bài đăng, lượt thích, chia sẻ, bình luận, lượt check-in của bạn bè "không độ trễ". Dù vậy, nhiều năm sau đó, Facebook loại bỏ tính năng này.

Năm 2013, với mục tiêu của Zuckerberg là mang đến cho mọi người tờ báo được cá nhân hóa tốt nhất trên thế giới, giao diện Facebook tiếp tục biến đổi, với các bài viết được sắp xếp theo các chủ đề như tin tức, âm nhạc, ảnh, video và sự kiện. Ảnh và video cũng hiển thị với kích thước lớn hơn và xuất hiện thường xuyên hơn. Với sự bùng nổ của smartphone khi đó, giao diện di động cũng có thiết kế tương tự nền web hơn. Ảnh: Facebook

Năm 2013, với mục tiêu "mang đến cho mọi người tờ báo được cá nhân hóa tốt nhất thế giới", giao diện Facebook tiếp tục biến đổi, các bài viết được sắp xếp theo chủ đề như tin tức, âm nhạc, ảnh, video và sự kiện. Ảnh và video cũng hiển thị với kích thước lớn hơn và xuất hiện thường xuyên hơn.

Ba năm sau, Facebook cho biết trang chính được cập nhật để hiển thị nhiều nội dung từ bạn bè hơn. Cùng năm này, mạng xã hội đưa vào hệ thống reaction mới bên cạnh nút Thích, gồm Yêu, Cười, Sốc và Tức giận. Nút Thương thương cũng được bổ sung sau đó. Ảnh: Facebook

Ba năm sau, mạng xã hội đưa vào hệ thống reaction mới bên cạnh nút "Thích", gồm "Yêu", "Cười", "Sốc" và "Tức giận". Nút "Thương thương" cũng được bổ sung sau đó.
Đến 2018, Facebook được sắp xếp lại với trọng tâm là kết nối bạn bè. "Chúng tôi đã nhận được phản hồi từ cộng đồng, rằng nội dung công khai như bài đăng từ doanh nghiệp và phương tiện truyền thông đang lấn át khoảnh khắc cá nhân. Chúng tôi đã thay đổi để tạo tương tác xã hội có ý nghĩa hơn", Zuckerberg viết trên blog khi đó.

Năm 2021, Facebook lần đầu phân loại và hiển thị theo dạng tab để thanh lọc nguồn dữ liệu cung cấp. Ban đầu, có ba tab gồm Trang chủ, Yêu thích và Truy cập gần đây. Menu cho phép người dùng lựa chọn các nội dung dễ dàng hơn. Thời gian sau đó, giao diện liên tục biến đổi. Ảnh: Facebook

Năm 2021, Facebook lần đầu phân loại và hiển thị theo dạng tab để "thanh lọc nguồn dữ liệu cung cấp". Ban đầu, có ba tab gồm Trang chủ, Yêu thích và Truy cập gần đây. Menu cho phép người dùng lựa chọn các nội dung dễ dàng hơn. Thời gian sau đó, giao diện liên tục biến đổi. Cùng năm, Facebook đổi tên thành Meta.

Năm 2022, Facebook bỏ cách gọi News Feed cho giao diện chính, thay vào đó là Feeds ngắn gọn hơn. Dù không có thay đổi lớn về mặt thẩm mỹ, nó được đánh giá là thể hiện sự thay đổi trong cách Facebook muốn người dùng xem thông tin trên mạng xã hội. Đây cũng là thay đổi lớn sau thời gian nền tảng của Zuckerberg đối mặt với hàng loạt bê bối về dữ liệu, lan truyền thông tin sai lệch.

Năm 2022, Facebook bỏ cách gọi "News Feed" cho giao diện chính, thay bằng "Feeds". Dù không thay đổi lớn về mặt thẩm mỹ, nó được đánh giá thể hiện sự điều chỉnh trong cách Facebook muốn người dùng xem thông tin trên mạng xã hội.

Cập nhật mới nhất là ngày 27/3, khi Facebook bổ sung tab Friends chỉ hiển thị nội dung từ bạn bè. Thay vì "nội dung được đề xuất" như hiện tại. Trước đó, Zuckerberg nhiều lần ám chỉ việc đưa Facebook trở lại như trước. "Tôi rất hào hứng khi quay lại với Facebook OG", ông nói trong báo cáo tài chính của Meta quý IV/2024 vào tháng 1. "Tôi nghĩ chúng ta sẽ xây dựng một số tính năng tuyệt vời giúp định hình tương lai của kết nối con người". Video: Meta

(Ảnh: Facebook)

Các tin khác

Miền Bắc tăng nhiệt mạnh

Hôm nay (2/4), miền Bắc chỉ còn rét về đêm và sáng, trưa chiều hửng nắng, ấm áp, nhiệt độ cao nhất khoảng 24-27 độ. Trong hai ngày 3-4/4, nền nhiệt tiếp tục tăng ở miền Bắc. Các khu vực khác hôm nay ít mưa, riêng Nam Bộ có mưa dông trái mùa.

Dự án khu công nghiệp lớn nhất Cần Thơ hiện ra sao?

Dự án Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ đang bị chậm tiến độ do gặp nhiều vướng mắc, đặc biệt việc thiếu cát san lấp, chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thi công khu tái định cư và hai tuyến đường kết nối.