Bất động sản

Giao dịch bất động sản phải thanh toán qua ngân hàng

Hiệp hội Bất động sản TP HCM (HoREA) đã có góp ý một số quy định của “Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng” (“Dự thảo Nghị định”). Một trong những nội dung đáng chú ý là kiến nghị bổ sung quy định về đặt cọc, thanh toán trong kinh doanh, chuyển nhượng bất động sản. 

Theo HoREA, công tác quản lý nhà nước đối với hành vi “đặt cọc” trong kinh doanh bất động sản có những bất cập. Đơn cử, Luật Kinh doanh bất động sản 2014 không quy định điều chỉnh, quản lý hành vi giao kết “đặt cọc” trong kinh doanh bất động sản, huy động vốn bán bất động sản hình thành trong tương lai xảy ra trước thời điểm ký Hợp đồng kinh doanh bất động sản. Hành vi “đặt cọc” chỉ được quy định tại khoản 1 Điều 328 Bộ Luật Dân sự 2015 nhưng lại không giới hạn giá trị đặt cọc. Điều này đã dẫn đến trường hợp bên bán, bên huy động vốn đã lừa đảo, chiếm đoạt tài sản gây thiệt hại cho khách hàng, nhà đầu tư làm ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội.  

HoREA nhận thấy Điều 6 Nghị định 02/2022 quy định về Hợp đồng kinh doanh bất động sản với Phụ lục kèm theo 8 loại Hợp đồng mẫu, nhưng chưa quy định về “đặt cọc” trong các Hợp đồng mẫu nên rất cần thiết bổ sung.

Bên cạnh đó, HoREA cũng kiến nghị quy định việc thanh toán trong giao dịch kinh doanh bất động sản phải qua ngân hàng.

Đề xuất này xuất phát từ thực tiễn thị trường bất động sản nước ta vẫn còn thói quen thanh toán bằng tiền mặt (vàng, ngoại tệ) nên chưa đảm bảo tính minh bạch, có trường hợp giá mua bán, giá thuê, giá thuê mua nhà ở ghi trong hợp đồng thấp hơn rất nhiều so với giá giao dịch thật nên chưa đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi có tranh chấp, hoặc có thể làm cho ngân sách nhà nước bị thất thu. 

Hơn nữa, nước ta đã tham gia Công ước của Liên Hiệp quốc về phòng, chống rửa tiền và để thực hiện Luật Phòng, chống rửa tiền 2012; Chính phủ đã ban hành Nghị định 116/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng chống rửa tiền nên việc quy định thanh toán trong giao dịch kinh doanh bất động sản phải qua ngân hàng là rất cần thiết. 

Nhằm làm tăng tính minh bạch của thị trường bất động sản, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, chống thất thu ngân sách nhà nước và góp phần phòng, chống rửa tiền, HoREA cho rằng nội dung khoản 1 Điều 16 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 về thanh toán trong giao dịch bất động sản quy định “Việc thanh toán trong giao dịch bất động sản do các bên thỏa thuận trong hợp đồng và phải tuân thủ quy định của pháp luật về thanh toán” cần được hướng dẫn thi hành tại Nghị định 02/2022 với quy định việc thanh toán trong giao dịch kinh doanh bất động sản phải qua ngân hàng.

Các tin khác

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Thị trường giảm điểm nhiều và kéo dài, kinh tế trưởng SSI chỉ ra cơ hội hiếm có để đầu tư dài hạn khi thị giá cổ phiếu về gần giá trị sổ sách

Ông Phạm Lưu Hưng cho rằng thị trường hiện đang xuất hiện những cơ hội ví như việc các đại gia Việt Nam rủ bạn đầu tư vào doanh nghiệp của họ có mức độ tăng trưởng rất tốt với số tiền đầu ban đầu với số tiền đúng bằng họ mở doanh nghiệp.

Thương mại Việt Phát

Công ty TNHH Xây dựng và Dịch vụ Thương mại Việt Phát là doanh nghiệp duy nhất đăng ký thực hiện dự án Khu nhà ở đô thị tại Hà Nam.

Ngôi làng "cô đơn" nhất Nhật Bản: Cư dân trẻ nhất cũng đã 50 tuổi, sự thật đằng sau khiến nhiều người không khỏi chạnh lòng

Thoạt nhìn, ngôi làng Nagoro cũng yên bình như bao ngôi làng nào khác ở Nhật Bản. Tuy nhiên nếu đến gần những người dân đang làm việc trong làng, bạn sẽ giật mình sửng sốt khi nhận ra rằng đó không phải người thật mà chỉ là những con bù nhìn kích cỡ lớn.

Nhu cầu bất động sản xanh tăng vọt

Chiến lược tăng trưởng theo hướng xanh hóa, các bất động sản xanh, đảm bảo chỉ số ESG (Môi trường – Xã hội – Quản trị) sở hữu lợi thế cạnh tranh vượt bậc so với các bất động sản thông thường.

UBND tỉnh Điện Biên là cơ quan thẩm quyền thực hiện dự án cao tốc Sơn La - Điện Biên - Cửa khẩu Tây Trang

Tại Công văn số 538/TTg-CN ngày 23/6/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành đồng ý giao UBND tỉnh Điện Biên là cơ quan có thẩm quyền thực hiện Dự án xây dựng đường cao tốc Sơn La - Điện Biên - Cửa khẩu Tây Trang, giai đoạn 1 (Thành phố Điện Biên Phủ - Nút giao Km15+800/QL279) theo phương thức đối tác công tư, loại hợp đồng BTL trong giai đoạn 2022-2030.