Xã hội

Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội lên tiếng vụ Hiệu trưởng cầm quyền trượng tại lễ trao bằng tốt nghiệp

Tối 31-7, ĐH Quốc gia Hà Nội gửi công văn đến Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội, đề nghị báo cáo tình hình tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp ngày 29-7 vừa qua gây tranh cãi trên mạng xã hội.

Văn bản nêu rõ những ngày vừa qua, ĐH Quốc gia Hà Nội nhận được nhiều ý kiến thể hiện sự không đồng tình với trang phục lễ phục mà Trường ĐH Kinh tế sử dụng trong Lễ trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên và học viên của trường năm 2022.

Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội đề nghị hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế phải báo cáo bằng văn bản về công tác tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp đang gây tranh cãi trước ngày 2-8 tới.

Đồng thời, lãnh đạo ĐH Quốc gia Hà Nội yêu cầu hiệu trưởng trường này phải chỉ đạo rà soát và điều chỉnh trang phục, lễ phục trao bằng tốt nghiệp để tránh lặp lại tình trạng tương tự.

Trước đó, ngày 29-7, Trường ĐH Kinh tế thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội đã tổ chức lễ trao bằng tốt nghiệp đại học chính quy năm 2022 cho gần 1.000 tân cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ.

Tại đây, Trường ĐH Kinh tế đã ra mắt bộ lễ phục mang dấu ấn và thương hiệu của mình. Theo đó, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế mặc áo nhung, đội mũ màu đỏ, cầm quyền trượng, khoác áo thụng, đeo vòng cổ, dẫn đầu các thầy cô giáo.

Giám đốc ĐH Quốc gia Hà Nội lên tiếng vụ Hiệu trưởng cầm quyền trượng tại lễ trao bằng tốt nghiệp - Ảnh 1.

Trang phục của Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội trong lễ trao bằng tốt nghiệp

Hình ảnh này đã gây nên nhiều ý kiến trái chiều trên mạng xã hội. Có quan điểm cho rằng đây là màu mè, vẽ vời. Việc hiệu trưởng khoác bộ lễ phục, mình đeo tràng hạt, tay cầm quyền trượng là hình thức lai căng. Tại sao không nghĩ ra nghi thức tốt nghiệp khác sinh động, bình dị mà có ý nghĩa hơn?

Một tài khoản trên mạng xã hội facebook cho rằng việc tạo ra một hình thức ấn tượng trong lễ trao bằng tốt nghiệp cũng là chấp nhận được, để ghi dấu ấn kỷ niệm với sinh viên ra trường. Nhưng ghi dấu ấn như thế nào thì lại là một vấn đề liên quan đến sự thẩm thấu văn hoá.

Các tin khác

Chứng khoán lập đỉnh mới

VN-Index tiếp tục thiết lập đỉnh cao mới - 1.415 điểm. Dòng tiền đổ mạnh vào thị trường, vốn nội, ngoại cùng giải ngân, trong đó, khối ngoại duy trì chuỗi 5 phiên liên tiếp mua ròng.

Chứng khoán tuần tới tăng hay giảm?

Tuần qua, thị trường chứng khoán trải qua nhiều phiên giao dịch tích cực, tuần tới, sự chú ý sẽ chuyển sang kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp niêm yết.

TP HCM có tân Phó Bí thư Thành uỷ

Ông Đặng Minh Thông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ), vừa được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Phó Bí thư Thành uỷ TP HCM (mới) nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Giá vàng bất ngờ giảm mạnh

Sáng nay (28/6), giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh. Giá vàng miếng SJC mất mốc 120 triệu đồng/lượng nhưng vẫn cao hơn thế giới hơn 12 triệu đồng/lượng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (13/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên tới 118 triệu đồng/lượng.

VN-Index vượt 1.300 điểm

3 phiên tăng liên tiếp giúp VN-Index lấy lại mốc 1.300 điểm sau khi đánh mất trong nhịp điều chỉnh mạnh vì biến động thuế quan cách đây một tháng.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Thái Lan đối mặt khủng hoảng nợ hộ gia đình

Bà Jiraporn Maysoongnoen, 58 tuổi, không thể nhớ mình mắc nợ từ lúc nào. Khi mới làm giáo viên với mức lương 2.200 baht (60 USD)/tháng, bà đã vay tiền mua một chiếc xe máy để đi làm ở miền Đông Thái Lan.