Tài chính

Giá vàng SJC vẫn “một mình một chợ”

Ngày 18/7, giá vàng trong nước có diễn biến bất ngờ khi có lúc giảm mạnh tới 5 triệu đồng/lượng trong khi giá vàng thế giới tăng nhẹ. Đóng cửa hôm qua, giá vàng SJC ở mức 63,5-64,5 triệu đồng/lượng. 

Mặc dù giảm mạnh, giá vàng trong nước vẫn đắt hơn rất nhiều so với vàng quốc tế. Cùng thời điểm, giá vàng giao ngay trên thế giới ở mức 1.719 USD/ounce, quy đổi theo tỷ giá (không tính thuế, phí) tương đương với 

Thị trường vàng trong nước đã diễn biến không đồng pha với vàng thế giới trong thời gian qua. Giá vàng thế giới tăng giá, vàng trong nước cũng tăng. Nhưng khi giá vàng thế giới giảm thì giá vàng nội đi ngang, thậm chí là vẫn tăng chứ không giảm. Điều này đã khiến cho khoảng cách chênh lệch giữa vàng nội và vàng ngoại ngày càng lớn, có lúc lên tới 19-20 triệu đồng/lượng.

Diễn biến giá vàng cũng đã trở thành chủ đề nóng được nhắc tới trong kỳ họp Quốc hội vừa qua. Theo nhận định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), giá vàng có chung xu hướng với giá vàng thế giới. Thế nhưng, tốc độ điều chỉnh giảm của giá vàng trong nước lại chậm hơn giá vàng thế giới. Hiện nay NHNN cũng đã chủ động các phương án điều tiết, sẵn sàng can thiệp nếu thấy cần, tuy nhiên, theo số liệu cập nhật thì người dân không có nhu cầu mua vàng miếng quá nhiều, thậm chí còn có xu hướng bán ròng. Do vậy, chỉ trong trường hợp cần thiết thì NHNN mới tiến hành nhập khẩu vàng để can thiệp.

Trong khi đó, giới chuyên gia cho rằng, để thị trường trong nước có thể liên thông hơn với thế giới, hay nói cách khác là để thu hẹp chênh lệch giữa vàng nội và vàng ngoại thì NHNN cần sớm cân nhắc sửa đổi, bổ sung Nghị định 24/2012/NĐ-CP ngày 3/4/2012 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng để phù hợp với diễn biến thực tế trong bối cảnh giá vàng thế giới chưa có động lực tăng trong ngắn hạn khi đồng USD ở mức cao nhất 20 năm.

Đối với Nghị định 24, tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, Thống đốc NHNN cho biết trước đây thị trường vàng cũng đã từng xảy ra bất ổn đối với nền kinh tế vĩ mô nên Chính phủ đã ban hành Nghị định 24 với chủ trương chống vàng hóa. Từ khi Nghị định 24 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng được ban hành, các chính sách quản lý nhà nước được thực hiện hiệu quả, nhiều năm nay thị trường tiền tệ ngoại hối ổn định, giúp Việt Nam được nâng hạng theo các đánh giá quốc tế.

Trên thực tế, trái ngược với diễn biến "lao dốc không phanh" của vàng thế giới khi đồng USD mạnh lên, thì vàng trong nước vẫn "neo" cao. Một số chuyên gia lý giải, hiện nguồn cung hạn hẹp và người giữ vàng có tâm lý dè chừng. Những ngày gần đây, lượng người mua vàng miếng giảm nhưng cũng ít người chịu bán ra. Trong khi nhiều năm qua không gia công thêm vàng miếng, do vậy giá vàng miếng SJC ngày càng neo ở mức ngày càng cao.

Ở một số nước có giá vàng cao hơn thế giới cũng lên khoảng 5 USD/ounce. Còn tại Việt Nam, vàng SJC đắt hơn thế giới khoảng 19 -20 triệu đồng/lượng, đồng nghĩa người mua phải bỏ ra số tiền nhiều hơn tương ứng với 38,5%. Không những vậy, chênh lệch giữa giá mua và bán vàng ở nước ngoài cũng khoảng 0,5-1 USD/ounce, còn ở Việt Nam lên tới 25 USD/ounce. Biên độ chênh lệch của giá vàng thế giới và trong nước ngày càng giãn rộng sẽ kích thích nhu cầu nhập vàng qua đường biên mậu.

Trong khi đó, giá vàng của các thương hiệu khác ngoài SJC về cơ bản chỉ chênh lệch so với quốc tế 2 triệu/ lượng. Một Đại biểu Quốc hội cũng thắc mắc và chất vấn phải chăng việc độc quyền một thương hiệu vàng quốc gia là SJC là nguyên nhân dẫn tới giá vàng miếng tăng cao. Bởi, cùng là vàng miếng, cùng đúc như vậy chỉ là không phải thương hiệu vào SJC thì có giá thấp hơn. Về nguyên nhân tình trạng này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước phân tích, do nguồn cung vàng miếng trong nước bị giảm đi cùng với biến động giá vàng thế giới khiến bản thân các doanh nghiệp vàng miếng trong nước lo ngại rủi ro nên niêm yết giá khá cao.

Các tin khác

TP HCM có tân Phó Bí thư Thành uỷ

Ông Đặng Minh Thông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ), vừa được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Phó Bí thư Thành uỷ TP HCM (mới) nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Giá vàng bất ngờ giảm mạnh

Sáng nay (28/6), giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh. Giá vàng miếng SJC mất mốc 120 triệu đồng/lượng nhưng vẫn cao hơn thế giới hơn 12 triệu đồng/lượng.

Chứng khoán lập đỉnh mới

VN-Index đóng cửa phiên hôm nay (23/6) ở mức 1.358 điểm - cao nhất trong khoảng 3 năm trở lại đây (kể từ tháng 5/2022). VIC của Vingroup tăng trần, lập công đưa chỉ số chính đạt mốc cao mới.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (13/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên tới 118 triệu đồng/lượng.

VN-Index vượt 1.300 điểm

3 phiên tăng liên tiếp giúp VN-Index lấy lại mốc 1.300 điểm sau khi đánh mất trong nhịp điều chỉnh mạnh vì biến động thuế quan cách đây một tháng.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

SSI Research: Sức cầu hồi phục yếu hơn kỳ vọng do lạm phát, nhiều DN hàng tiêu dùng tăng 2-10% giá bán song vẫn chưa đủ để bảo vệ biên lợi nhuận

Tỷ suất lợi nhuận gộp trong quý 1 của Vinamilk (VNM) là 40,5%, mức thấp nhất kể từ quý 2/2015. Tuy nhiên, SSI Research cho rằng tỷ suất lợi nhuận gộp của VNM sẽ tiếp tục giảm trong quý 2, mặc dù giá bán bình quân đã tăng 5% trong giai đọan cuối tháng 2 đến tháng 3. Áp lực này có thể được giảm bớt từ quý 4 khi doanh thu phục hồi mạnh hơn và chi phí nguyên liệu đầu vào giảm.

Dạy con trở thành người có tư duy phản biện

Kỹ năng tư duy phản biện là nền tảng của giáo dục cũng như một kỹ năng sống quan trọng. Nếu không có khả năng suy nghĩ chín chắn, trẻ em sẽ gặp khó khăn trong học tập, đặc biệt là khi chúng lớn hơn.