Chứng khoán

Giá phân bón neo cao, Đạm Cà Mau lãi ròng hơn 1.000 tỷ đồng trong quý 2, lợi nhuận 6 tháng gấp 5 lần kế hoạch năm

Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (mã CK: DCM) vừa công bố BCTC hợp nhất quý 2/2022, ghi nhận doanh thu tăng mạnh 66% so với cùng kỳ, từ mức 2.505 tỷ đồng lên tới 4.145 tỷ đồng trong kỳ này. Giá vốn tăng nhẹ hơn với 49%, theo đó lợi nhuận gộp thu về đạt hơn 1.353 tỷ đồng, gấp 2,6 lần so với quý 2/2021.

Theo DCM, giá phân bón có giảm trong quý 2 so với quý 1 trước đó, tuy nhiên vẫn neo ở mức cao. Riêng giá bán bình quân sản phẩm Ure trong kỳ báo cáo đã cao hơn 79% so với cùng kỳ năm trước, từ đó khiến doanh thu bán hàng của công ty mẹ tăng tốt.

Bên cạnh đó, các yếu tố chi phí sản xuất, chi phí bán hàng, quản lý đều tăng do biến động giá nguyên liệu đầu vào tăng. Nhưng, nhờ giá phân bón thuận lợi làm cho LNST của công ty mẹ và hợp nhất tăng tốt. Theo đó, DCM thu về lãi ròng 1.039 tỷ đồng, cao gần 3,5 lần cùng kỳ.

Giá phân bón neo cao, Đạm Cà Mau lãi ròng hơn 1.000 tỷ đồng trong quý 2, lợi nhuận 6 tháng gấp 5 lần kế hoạch năm - Ảnh 1.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm, doanh thu thuần tăng tới 90% lên 8.428 tỷ đồng. Khấu trừ chi phí DCM đạt lãi ròng 2.554 tỷ đồng, tăng 473% so với nửa đầu năm ngoái. So với kế hoạch cả năm, DCM đã vượt xa chỉ tiêu lợi nhuận năm.

Bước sang năm 2022, DCM đặt kế hoạch có phần khá thận trọng với tổng doanh thu hợp nhất năm 2022 là 9.049 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế hợp nhất 513 tỷ đồng, tương ứng lần lượt giảm 10% và giảm 72% so với năm 2021. Như vậy, chỉ sau 2 quý đầu tiên của năm 2022, DCM đã hoàn thành được 93% mục tiêu về doanh thu và vượt xa hàng lần mục tiêu về lợi nhuận.

Tính đến thời điểm 30/6/2021, tổng tài sản DCM vào mức 13.928 tỷ đồng, tăng 26% so với mức 11.072 tỷ đồng hồi đầu năm.

Nợ phải trả tăng nhẹ từ mức 3.594 tỷ lên 3.930 tỷ đồng, trong đó hơn 3.237 tỷ đồng là nợ ngắn hạn, tập trung nhiều tại hai khoản mục là phải trả người bán ngắn hạn và chi phí phải trả ngắn hạn. Vốn chủ sở hữu vào thời điểm cuối quý 2 đạt mức 9.998 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối đang có hơn 2.940 tỷ đồng.

Giá phân bón neo cao, Đạm Cà Mau lãi ròng hơn 1.000 tỷ đồng trong quý 2, lợi nhuận 6 tháng gấp 5 lần kế hoạch năm - Ảnh 2.

Trên thị trường, chốt phiên 26/7, thị giá cổ phiếu DCM đạt 29.100 đồng/cp.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Thanh Hoá: Cảnh báo chiêu trò lừa đảo “tuyển gia sư” trên mạng

GiadinhNet – Bằng thủ đoạn đăng thông tin tuyển gia sư, hoặc nhắn tin trực tiếp tới tài khoản cá nhân để mời gọi gia sư với mức lương cao, nhưng sau khi sinh viên trao đổi, đóng lệ phí qua mạng cho những trang tuyển gia sư này thì tiền mất mà lớp dạy cũng không nhận được.

Cảnh nhếch nhác, hoang tàn ở những khu biệt thự "triệu đô" phía Tây Hà Nội

Hàng loạt khu biệt thự, nhà liền kề có giá triệu đô bị cỏ mọc um tùm, cảnh nhếch nhác, xuống cấp theo thời gian tại các khu đô thị, khu nhà ở phía Tây Hà Nội. Các chuyên gia cho rằng, do người mua phần nhiều là nhà đầu tư lướt sóng, nên mới có tình trạng dự án bán hết cho khách hàng nhưng bị bỏ hoang.

Phát Đạt (PDR) báo lãi quý 2/2022 tăng 63% lên 408 tỷ đồng, khoản phải thu với nhóm Danh Khôi Holdings tăng mạnh

Xét về dòng tiền, dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ của Phát Đạt giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2021 do giá trị hàng tồn kho và khoản phải thu tăng mạnh. Trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn tăng gấp đôi, lên 5.382 tỷ đồng do phát sinh thêm gần 1.700 tỷ đồng phải thu tại CTCP Đầu tư Danh Khôi Holdings và nhóm công ty liên quan.

Chứng khoán biến động mạnh, điều gì đang diễn ra?

Theo ông Võ Đình Trí, TTCK gần đây biến động mạnh có 2 lý do. Thứ nhất, năm 2020 và 2021, nhiều cổ phiếu đã tăng quá mạnh phải quay lại giá trị hợp lý. Thứ hai, những lo ngại về vấn đề lạm phát cao, dòng tiền có xu hướng dịch chuyển vào các kênh an toàn hơn.