Doanh nghiệp

GELEX: 1.485 tỷ lợi nhuận trước thuế, đạt 57% kế hoạch năm 2022

Doanh thu thuần 6 tháng đầu năm 2022 đạt 17.715 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 6 tháng đạt 1.485 tỷ đồng, lần lượt tăng 34% và 47% so với cùng kỳ 2021.

Kết quả SXKD 6 tháng của GELEX cho thấy, cơ cấu doanh thu của GELEX dịch chuyển theo hướng tăng tỷ trọng mảng hạ tầng và dần cân đối tỷ trọng doanh thu các mảng sản xuất kinh doanh trong tập đoàn. Theo BCTC hợp nhất 6 tháng đầu năm 2022, mảng thiết bị điện đóng góp 8.896 tỷ đồng doanh thu, chiếm tỷ trọng 49% tổng doanh thu thuần Tập đoàn, vật liệu xây dựng đóng góp 4.503 tỷ đồng, chiếm 25%, bất động sản và hạ tầng khu công nghiệp đóng góp 3.381 tỷ đồng, chiếm 20%, sản xuất kinh doanh điện nước đóng góp 784 tỷ đồng, chiếm 4,5% và doanh thu khác 110 tỷ đồng, chiếm 1,5% doanh thu thuần Tập đoàn. Với sự dịch chuyển cơ cấu doanh thu này, GELEX đang thực hiện khá tốt chiến lược đa ngành, hạn chế rủi ro suy giảm khi phụ thuộc vào một vài thị trường.

GELEX: 1.485 tỷ lợi nhuận trước thuế, đạt 57% kế hoạch năm 2022 - Ảnh 1.

GELEX đang thực hiện khá tốt chiến lược đa ngành, hạn chế rủi ro suy giảm khi phụ thuộc vào một vài thị trường.

Về lợi nhuận gộp, 6 tháng đầu năm, GELEX đạt 3.821 tỷ đồng lợi nhuận gộp, biên lợi nhuận gộp đạt 21,57%. Với hoạt động ổn định của khối thiết bị điện, kết quả này đến từ gia tăng tỷ trọng doanh thu và biên lợi nhuận gộp của các nhóm vật liệu xây dựng, bất động sản và sản xuất kinh doanh điện nước của doanh nghiệp.

Mặc dù doanh thu thuần và lợi nhuận gộp đều gia tăng, nhưng trong quý II và 6 tháng đầu năm, với ảnh hưởng bất lợi chung từ biến động của các thị trường lớn trên thế giới và các yếu tố kinh tế vĩ mô như lạm phát, tỷ giá hối đoái, lãi suất, … các chi phí của toàn hệ thống đều tăng so với cùng kỳ năm 2021. Chi phí tài chính trong quý II gia tăng do tăng chênh lệch tỷ giá, chiết khấu thanh toán, chi phí lãi vay, phí LC & lãi mua hàng trả chậm, và các khoản dự phòng giảm giá chứng khoán kinh doanh. Các chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp cũng đều ghi nhận tăng so với cùng kỳ 2021, do vậy, lũy kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của GELEX ghi nhận 1.485 tỷ đồng. Trừ thuế TNDN, lợi nhuận ròng của đơn vị đạt 1.085 tỷ đồng.

Năm 2022, GELEX dự kiến đạt 36.000 tỷ đồng doanh thu và 2.618 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế hợp nhất, tăng trưởng ở mức cao lần lượt 26% và 27% so với thực hiện năm 2021. Như vậy, kết thúc 6 tháng, GELEX đã hoàn thành 49% kế hoạch doanh thu và 57% mục tiêu lợi nhuận trước thuế cho cả năm.

Giai đoạn tiếp theo, đối với sản xuất công nghiệp, GELEX tiếp tục tập trung nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, mở rộng thị trường và giữ vững vị thế là các đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực thiết bị điện, đồng thời mở rộng đầu tư vào hoạt động mua bán điện. Ở lĩnh vực Hạ tầng, thông qua các đơn vị thành viên, GELEX tập trung đầu tư vào bất động sản khu công nghiệp và nhà ở xã hội, các dự án năng lượng sạch, sản xuất kinh doanh nước, vật liệu xây dựng…, tiếp tục triển khai các dự án đúng tiến độ đồng thời gia tăng hiệu quả từ hoạt động vận hành, khai thác dự án nhằm tạo nguồn thu ổn định, vững chắc trong dài hạn.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (11/5), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 122 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất 120 triệu đồng/lượng.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Việt Nam tiêu thụ 14 tấn vàng trong quý 2-2022?

TTO - Hội đồng Vàng thế giới cho biết nhu cầu vàng của người tiêu dùng tại Việt Nam tăng từ 12,6 tấn trong quý 2 năm ngoái lên 14 tấn trong quý 2 năm nay, tương đương mức tăng 11% so với cùng kỳ.

Lợi nhuận quý II: Dabaco giảm 25 lần, MB tăng gấp rưỡi

Nam Sông Hậu lỗ kỷ lục trong quý II do giá nguyên liệu đầu vào tăng gần gấp đôi, trong khi doanh thu chỉ tăng 43%. Giá thức ăn chăn nuôi tăng cao khiến lãi sau thuế nửa năm của Dabaco giảm hơn 25 lần so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ còn 22,8 tỷ đồng. Đơn vị quản lý chuỗi siêu thị WinMart và cửa hàng WinMart+ thu hơn 14.200 tỷ đồng trong nửa đầu năm, tương đương bình quân 80 tỷ đồng một ngày. Lợi nhuận của Ngân hàng Quân đội tăng gấp rưỡi, lên mức kỷ lục 12.000 tỷ trong nửa đầu năm nhưng chất lượng tài sản đang xấu đi. Tăng giá bán xi măng nhưng chi phí đầu vào lớn khiến lợi nhuận của Công ty cổ phần Xi măng Vicem Hà Tiên (HT1) vẫn giảm một nửa. SHS lỗ ròng gần 300 tỷ đồng trong quý II, ORS lỗ kỷ lục, còn Chứng khoán Bảo Minh cũng ghi nhận lợi nhuận âm, với cùng lý do là "lỗ từ hoạt động tự doanh". Doanh thu hồi phục mạnh nhưng Sá xị Chương Dương vẫn lỗ sau thuế gần 10 tỷ trong quý II, nối dài mạch lỗ 6 quý liên tiếp. Sasco báo lãi quý II gần 84 tỷ đồng, gấp 41 lần quý đầu năm và vượt kế hoạch cả năm. Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC) phải trích lập dự phòng gần 63 tỷ đồng cho đầu tư cổ phiếu, trong đó có ba mã bất động sản.