Kỹ năng sống

Gắn bó 10 năm ở nơi làm việc, tôi vẫn bị sa thải: Hoá ra người 7 điểm cũng như người 9 điểm, ai tốn ít chi phí lương của công ty sẽ được chọn

Lương Hiểu Khương (35 tuổi, Bắc Kinh, Trung Quốc) chưa bao giờ tưởng tượng rằng vào cuối năm 2022 anh lại là người đầu tiên trong danh sách sa thải của công ty. Gắn bó 10 năm ở đây, anh là một chuyên viên kỹ thuật từng được 4 lần giành giải thưởng nhân viên xuất sắc. Anh luôn tự tin vào bản thân rằng cho dù tình hình có tồi tệ đến đâu, anh sẽ không bao giờ có tên trong danh sách đen này.

Tuy nhiên, vào đợt cắt giảm nhân sự cuối năm 2022, Lương Hiểu Khương là cái tên đầu tiên được gọi. Thậm chí trước đó, sếp không gửi đến anh một lời thông báo hay lời nhắn chia tay. Những gì anh nhận được chỉ là email mời nghỉ việc từ phòng nhân sự. Do đó anh đã lập tức đi tìm người sếp gắn bó với mình 10 năm để hỏi nguyên nhân.

Sếp của anh chỉ đáp lại nhẹ nhàng: "Đương nhiên năng lực của cậu vẫn ổn nhưng hiện tại tài chính công ty khó khăn. Lương của cậu có thể trả được cho 5 người mới. Nên công ty buộc phải thay thế cậu để tiết kiệm chi phí".

Anh bước ra khỏi văn phòng nhưng bên tai vẫn văng vẳng câu nói của sếp: "Cậu rất xuất sắc nhưng quả thực lương để trả cậu quá cao. Thực ra tôi đánh giá công việc này chỉ cần người được 7 điểm là đủ. Tất nhiên nếu cậu sẵn sàng nhận mức lương thấp như những người có trình độ 7 điểm, chúng tôi vẫn sẵn sàng giữ cậu ở lại".

Công ty luôn là nơi trao đổi lợi ích. Lúc được thuận lợi, mọi mối quan hệ đều bền chặt. Tuy nhiên khi khó khăn, bất kể từ nhân viên đã gắn bao bao nhiêu năm hay giàu kinh nghiệm đều bị xem xét.

Đứng từ góc độ doanh nghiệp, khi tình hình kinh doanh khó khăn và cần phải sa thải, tiêu chí cốt lõi để đánh giá một người được ở lại hay không là mức độ phù hợp với công việc hay còn gọi là hiệu suất chi phí. Những người như Lương Hiểu Khang có nhiều năm kinh nghiệm nhất đang có mức cao chưa chắc có hiệu suất chi phí tốt như một nhân viên trẻ có thể làm được công việc tương tự nhưng công ty chỉ cần trả mức lương thấp hơn tương ứng với số năm kinh nghiệm họ có được.

Nhìn vào thực tế này, có 4 điều chúng ta cần hiểu nếu không muốn có tên trong danh sách sa thải.

1. Nhiều công việc chỉ cần người có 7 điểm thay vì 10 điểm

Về bản chất những lời giải thích từ sếp của Lương Hiểu Khương là chính xác. Thực tế kinh nghiệm là một quá trình tích lũy thời gian. Điều đáng lo là sau một thời gian làm việc đủ lâu bạn sẽ nhận ra đối với nhiều công việc, kết quả của người đạt 7 điểm và 9 điểm là như nhau.

Đối với một số công việc phổ biến, không mang tính đặc thù cao, quy trình làm việc tương đối giống nhau, họ dễ dàng tuyển được người mới thích nghi nhanh để thay thế.

Trong trường hợp này, với kết quả tương đương đương, một người phải trả lương cao và một người chỉ cần trả mức lương thấp hơn, bạn cũng biết ai sẽ là người bị sa thải.

Gắn bó 10 năm ở nơi làm việc, tôi vẫn bị sa thải: Hoá ra người 7 điểm cũng như người 9 điểm, ai tốn ít chi phí lương của công ty sẽ được chọn - Ảnh 1.

 2. Kinh nghiệm chỉ ở một lĩnh vực chứng minh khả năng chống chọi với rủi ro rất thấp

Đối với nhiều người được coi là có kinh nghiệm song kinh nghiệm của họ chỉ tập trung ở một lĩnh vực nhất định. Dẫu kinh nghiệm chuyên môn cao nhưng giao tiếp kém, không có khả năng quản lý và không phát triển các khả năng liên quan khác thì những người này đương nhiên có khả năng chống chọi rủi ro cực thấp. Việc họ bị những người trẻ bắt kịp là điều dễ dàng.

Vì vậy dù ở độ tuổi nào việc học hỏi không ngừng là điều cần thiết. Chỉ bằng cách đa dạng hoá bản thân ở mọi lĩnh vực, phát huy năng lực theo chiều ngang, bạn mới có thể tiếp tục duy trì ưu thế cạnh tranh với những người trẻ.

3. Đừng cố giữ cái cũ mà không chịu học hỏi

Gắn bó với công ty 5 năm, một người đồng nghiệp của Lương Hiểu Khương cũng là người có tên trong danh sách bị sai thải. Mặc dù có kiến thức chuyên môn vững chắc nhưng anh ấy không bao giờ chịu cập nhật và cải tiến, luôn giữ lấy tư duy cũ trước sự phát triển không ngừng của vạn vật. Như một lẽ tất yếu người bạn đồng nghiệp của Lương Hiểu Khương không thể đáp ứng được công việc.

Không có công ty nào ủng hộ những người từ chối chấp sự thay đổi và thiếu sự cập nhật kiến thức mới. Hãy nhớ rằng ở nơi làm việc, bất kể bạn đóng góp bao nhiêu cũng đừng nghĩ rằng mình mãi mãi có thể ngồi được vị trí này. Đó chính là ảo tưởng lớn nhất trong một thị trường lao động có mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt.

4. Đừng chỉ cúi đầu nhìn đường, hãy ngẩng đầu để quan sát

Gắn bó 10 năm ở nơi làm việc, tôi vẫn bị sa thải: Hoá ra người 7 điểm cũng như người 9 điểm, ai tốn ít chi phí lương của công ty sẽ được chọn - Ảnh 2.

 Những người không bao giờ rơi vào danh sách sa thải, thường có 2 đặc điểm: Một là trong giờ làm việc họ luôn nghiêm túc, tập trung cao độ để đạt được kết quả tốt nhất. Hai, ngoài giờ làm, thay vì thư giãn họ tận dụng từng phút một để hoàn thiện bản thân và không dám buông thả. Bởi vì họ hiểu rằng thứ ổn định duy nhất chính là bản thân phải thay đổi mỗi ngày. Cảm giác an toàn chỉ có thể tự họ tạo mà có.

Muốn đứng vững trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt như hiện nay đừng chỉ biết cúi đầu kéo xe, hãy quan sát đường để khi giông tố đến, với khả năng vượt bậc bạn sẽ không dễ dàng bị thay thế.

Theo Toutiao

Cùng chuyên mục

Đọc thêm