Doanh nghiệp

FPT lần thứ 11 vào Top 50 công ty niêm yết tốt nhất

Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2023 vừa công bố vào ngày 5/6. Đây là năm thứ 11 Forbes Việt Nam đưa ra danh sách này và FPT là một trong số doanh nghiệp liên tục có mặt trong bảng xếp hạng.

Theo nhận định của ban tổ chức, danh sách năm nay không có nhiều tên tuổi mới so với danh sách những năm gần đây. Năm 2022 lợi nhuận của các doanh nghiệp niêm yết nói chung và danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất nói riêng đạt kỷ lục. Tổng lợi nhuận sau thuế của 50 công ty trong danh sách đạt 228.096 tỷ đồng, tăng 18% so với danh sách năm 2022. Tổng doanh thu đạt 1.490.453 tỷ đồng, tăng 24,9%.

Trang Forbes Việt Nam viết: năm 2022 cũng ghi nhận điểm sáng nhất trong lịch sử phát triển của FPT: doanh số dịch vụ IT ký mới với các thị trường nước ngoài cán mốc một tỷ USD, tăng gần 40% so với năm trước. Doanh thu dịch vụ chuyển đổi số cũng tăng mạnh 33%, đạt 7.349 tỷ đồng. FPT hướng tới một triệu khách hàng trong nước và hưởng lợi từ việc chính phủ giải ngân đầu tư chuyển đổi số các dự án công.

Năm qua, khối công nghệ đóng góp 58% doanh thu và 43,9% lợi nhuận trước thuế; khối viễn thông đóng góp 36,7% lợi nhuận trước thuế. Việc mở rộng quy mô thị trường quốc tế được đẩy mạnh, nổi bật là thương vụ mua lại mảng dịch vụ IT của Intertec International (Mỹ). Tập đoàn cũng công bố ra mắt sản phẩm chip bán dẫn ứng dụng trong lĩnh vực y tế, khởi công Tổ hợp Giáo dục FPT UniSchool tại Hà Nam, dự kiến đưa vào hoạt động cuối năm 2023. Năm 2022 chứng kiến hệ thống giáo dục FPT Education vượt mốc 100.000 người học trên toàn hệ thống.

Không gian làm việc tại FPT. Ảnh: FPT

Không gian làm việc tại FPT. Ảnh: FPT

Công ty cũng liên tục duy trì mức chi trả cổ tức trên 30% trong hơn một thập kỷ qua. Mới đây nhất công ty đã chi trả cổ tức còn lại của năm 2022 tỷ lệ 10% bằng tiền mặt (mỗi cổ phiếu cổ đông sở hữu nhận 1.000 đồng) và 15% bằng cổ phiếu (tỷ lệ 20:3). Với 1,1 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, ước tính FPT cần chi khoảng 1.100 tỷ đồng tiền mặt để thanh toán cho cổ đông và phát hành gần 166 triệu cổ phiếu để chi trả cổ tức. Tổng tỷ lệ chi trả cổ tức năm 2022 của FPT cho cổ đông là 35% (20% bằng tiền mặt và 15% bằng cổ phiếu).

4 tháng đầu năm, FPT tiếp tục tăng trưởng bền vững với doanh thu và lợi nhuận trước thuế (LNTT) đạt lần lượt 15.749 tỷ đồng và 2.880 tỷ đồng; tăng trưởng tương ứng 21,2% và 19,1%. Lợi nhuận sau thuế cho cổ đông công ty mẹ và EPS lần lượt đạt 2.019 tỷ đồng và 1.841 đồng; tăng 20% và 19,3%.

J.P.Morgan dự báo tăng trưởng lợi nhuận kép hàng năm của FPT trong giai đoạn 2022-2025 sẽ đạt trên 20%. Theo tổ chức này, tập đoàn sẽ tăng trưởng tốt nhờ lợi thế cạnh tranh về chi phí, năng lực công nghệ, đặc biệt trong lĩnh vực dịch vụ chuyển đổi số, mở rộng tập khách hàng mới và hợp đồng quy mô lớn, cùng chiến lược toàn cầu hóa. Đơn vị dự phóng giá mục tiêu của cổ phiếu FPT là 110.000 đồng mỗi cổ phiếu. EPS tăng trưởng kép trung bình hàng năm trong giai đoạn 2022-2025 đạt 27,4%, cao hơn so với mức tăng trưởng trung bình của các công ty công nghệ thông tin trên toàn cầu (9,3%).

Bảng xếp hạng của Forbes Việt Nam dựa trên báo cáo tài chính kiểm toán hợp nhất của công ty đang niêm yết tại sở Giao dịch TP HCM (HSX) và sở Giao dịch Hà Nội (HNX). Để thực hiện danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất 2023, các công ty niêm yết trên HSX và HNX được đánh giá qua nhiều bước. Điều kiện vòng sơ loại là: có lãi trong năm 2022, doanh thu và vốn hóa tối thiểu 500 tỷ đồng.

Vòng kế tiếp, các công ty được chấm điểm định lượng trên năm tiêu chí: tỷ lệ tăng trưởng kép về doanh thu, lợi nhuận, tỷ lệ ROE, ROC và tăng trưởng EPS giai đoạn 2018-2022. Tiếp theo, Forbes Việt Nam thực hiện điều tra định tính để đánh giá mức phát triển bền vững của doanh nghiệp: vị thế công ty trong ngành, nguồn gốc lợi nhuận, chất lượng quản trị doanh nghiệp, triển vọng ngành... Vốn hóa được chốt vào ngày 30/5. Số liệu sử dụng tính toán là báo cáo tài chính hợp nhất kiểm toán năm 2022.

Lễ trao giải tôn vinh 50 công ty niêm yết tốt nhất tại Business Forum 2023 dự kiến diễn ra vào tháng 8 ở TP HCM.

Các tin khác

Miền Bắc, miền Trung nắng nóng đỉnh điểm

Hôm nay và ngày mai (21-22/4) là đỉnh điểm đợt nắng nóng đang diễn ra ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung với nhiệt độ dự báo cao nhất miền Bắc từ 35-37 độ, miền Trung 36-38 độ. Nhiệt độ thực tế có thể cao hơn 2-4 độ. Chỉ số tia UV ở ngưỡng rất có hại. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay cũng chìm trong nắng nóng.

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Miền Bắc chuyển mưa rét từ đêm nay

Từ đêm nay không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt giảm sâu ở miền Bắc, trời chuyển rét, đồng thời có mưa rào rải rác. Trong sáng nay, khu vực Đông Bắc Bộ cũng có mưa nhỏ, mưa phùn. Các khu vực khác trên cả nước ngày nắng, riêng Nam Bộ, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ nắng nóng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.