Tài chính

Fintech có mặt khắp "hang cùng ngõ hẻm", các ngân hàng truyền thống ở quốc gia tỷ dân "hụt hơi"

Thanh toán số lên ngôi ở quốc gia tỷ dân

Ghé thăm một cửa hàng nhỏ tại một thành phố của Ấn Độ, bạn sẽ không khỏi bất ngờ về khả năng tiếp nhận thanh toán số ở đây. Với bất cứ ứng dụng nào trong số PhonePe, Paytm, Google Pay, BharatPe, Amazon Pay và MobiKwik, bạn đều có thể thanh toán. Các dịch vụ thanh toán số đang thực sự bùng nổ ở Ấn Độ.

Raman Khanduja, giám đốc điều hành của Mintoak - một công ty fintech có trụ sở tại Mumbai, cho biết 1/3 trong số 60 triệu SME của Ấn Độ đang sử dụng trung bình 4 nền tảng thanh toán số khác nhau. Ngay cả những người bán hàng rong trên phố cũng đã phổ cập công nghệ này và tạo thuận lợi hết mức cho khách hàng trong mua bán.

Thanh toán số đã nổi lên như một phương thức thay thế cho sử dụng tiền mặt và những tấm thẻ ngân hàng. Các doanh nghiệp không thu lợi từ việc "cắt phế" các khoản thanh toán. Thay vào đó, họ có dữ liệu người dùng để đánh giá mức độ tín nhiệm của các cửa hàng nhỏ. Sau đó, họ sẽ thu lợi bằng các khoản vay hướng tới đối tượng này dựa vào hồ sơ họ có.

Fintech có mặt khắp hang cùng ngõ hẻm, các ngân hàng truyền thống ở quốc gia tỷ dân hụt hơi - Ảnh 1.

Hiệu quả đã được chứng minh nhưng một câu hỏi đặt ra là tại sao các ngân hàng truyền thống lại để những doanh nghiệp Fintech non trẻ chen chân vào mảnh đất màu mỡ này?

Trong lịch sử, các ngân hàng lớn thường không quá đặt nhiều trọng tâm vào thanh toán không dùng tiền mặt ở các thị trường mới nổi như Ấn Độ. Trong khi đó, máy quẹt thẻ là thiết bị đắt tiền, chỉ được triển khai ở các cửa hàng đã chứng minh được uy tín. Đặc biệt, những thiết bị và cả cơ chế này đều rất "kém thông minh".

Ngay cả khi một cửa hàng có rất nhiều người tới quẹt thẻ mua hàng, họ cũng phải trải qua rất nhiều bước để có thể nhận được sự phê duyệt cho một khoản vay từ ngân hàng hay một khoản ứng trước các thanh toán. Chính vì thế, thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng gần như đã hết đất sống. Chúng chỉ được sử dụng cho những giao dịch giá trị cao hoặc tại các nhà bán lẻ lớn.

Tuy nhiên, những giải pháp này sẽ chẳng có ý nghĩa gì cho cuộc cách mạng số ở Ấn Độ. Việc các ngân hàng tụt hậu trong việc chấp nhận thanh toán thông minh trên di động đã khiến họ thực sự bị bỏ lại phía sau. Ngay cả khi muốn, thiếu đi nền tảng cơ sở hạ tầng phục vụ thanh toán thông minh cùng những quy định cố hữu ăn sâu bén rễ trong cả hệ thống cũng khiến họ không thể đột phá.

Ngoài ra, Fintech không phải một "kẻ gà mờ". Để tăng trưởng, các doanh nghiệp Fintech không chỉ đi nhanh mà còn sẵn sàng chi khủng cho những người dùng đầu tiên. Ngoài ra, việc cùng sử dụng giao thức mã nguồn mở (Giao diện thanh toán thống nhất UPI), các ứng dụng di động của Ấn Độ thanh toán theo thời gian thực. Người dùng chỉ cần quét mã QR từ điện thoại thông minh.

Gần 2 tỷ giao dịch như vậy đã được thực hiện tháng trước. Đặc biệt, tất cả chúng đều miễn phí. Nó cũng đã bỏ thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ lại phía sau.

Mối đe dọa với các ngân hàng

Với việc thanh toán không tính phí, tại sao các doanh nghiệp Fintech trên nền tảng mở UPI lại có thể đe dọa các ngân hàng truyền thống? Thực tế, việc thanh toán tiện lợi khiến người ta không còn để tiền trong ngân hàng mà chuyển tiền sang tài khoàn Fintech để thuận lợi cho mua bán, kinh doanh. Các công ty Fintech nhận ra điều này và đưa ra nhiều chính sách nhằm thu hút các khoản tiền gửi cố định từ người dùng. Nếu các ngân hàng không có ai gửi tiền, họ sẽ phải làm gì?

Fintech có mặt khắp hang cùng ngõ hẻm, các ngân hàng truyền thống ở quốc gia tỷ dân hụt hơi - Ảnh 2.

Số giao dịch thanh toán Fintech bỏ xa giao dịch bằng thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ ở Ấn Độ.

Câu trả lời có thể là cho vay. Tuy nhiên, mảng này cũng đang chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ từ các công ty Fintech. Các ngân hàng có những quy định nghiêm ngặt để có thể phê duyệt các khoản vay. Quy trình này thường kéo dài để hạn chế rủi ro. Trong khi đó, các doanh nghiệp nhỏ khó mà nhận được sự ưu tiên của ngân hàng trong việc xử lý các khoản vay của họ.

Trong khi đó, các ứng dụng Fintech dựa vào lịch sử giao dịch để xác định mức độ uy tín của một cá nhân hay SME. Mọi thứ gần như sẽ được phê duyệt ngay lập tức dựa trên dữ liệu mà hệ thống đã lưu trữ. Các ngân hàng lại một lần nữa tỏ ra hụt hơi.

Vậy, các ngân hàng truyền thống ở Ấn Độ có thể làm gì để phản công? Cách duy nhất là họ phải tận dụng lợi thế tin cận mà họ có để chống lại sự bùng nổ của các Fintech. Ngoài ra, do sự bùng nổ của các ứng dụng Fintech ở Ấn Độ dẫn tới việc dữ liệu bị chia sẻ, khiến không một cái tên nào có đủ số liệu cần thiết để phát triển các dịch vụ tài chính thực sự mang tính bước ngoặt.

Mâu thuẫn giữa ngân hàng truyền thống và các công ty Fintech không chỉ xuất hiện ở Ấn Độ. Để không bị hụt hơi trong cuộc đua này, các ngân hàng truyền thông cũng đang đẩy nhanh hoạt động chuyển đổi số và ứng dụng Big Data Machine Learning vào hoạt động thường ngày để rút ngắn thời gian ra quyết định cũng như tăng mức độ tương tác với khác hàng.

Tham khảo: Bloomberg

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Bộ Xây dựng bổ nhiệm tân Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế

Ngày 31/3, tại trụ sở Bộ Xây dựng, thay mặt lãnh đạo Bộ, Thứ trưởng Bùi Hồng Minh chủ trì lễ công bố và trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ Xây dựng tiếp nhận và bổ nhiệm ông Nguyễn Trung Thành giữ chức Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế.

Loạt doanh nhân nổi tiếng bước ra từ ngành luật: Từ người phụ nữ giàu thứ 2 sàn chứng khoán đến chủ tịch SSI, KBC...

Phó Chủ tịch Vingroup Phạm Thu Hương, Chủ tịch Kinh Bắc Đặng Thành Tâm hay Chủ tịch SSI Nguyễn Duy Hưng,... và nhiều gương mặt lừng lẫy trên thương trường khác đều từng nhận tấm bằng luật trước khi trở thành những gương mặt giàu nhất sàn chứng khoán Việt với số tài sản đáng mơ ước.

Cổ phiếu của ngân hàng cho FLC vay tăng mạnh

Chủ tịch FLC Group - ông Trịnh Văn Quyết bị bắt tạm giam để phục vụ công tác điều tra hành vi thao túng thị trường chứng khoán. Một số thông tin cho rằng vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến cổ phiếu của những ngân hàng cho FLC vay. Tuy nhiên, thực tế lại không như vậy.

Chủ tịch REE – bà Nguyễn Thị Mai Thanh: Chúng tôi đã có lộ trình gấp đôi vốn hoá và đạt doanh thu mức tỷ USD vào năm 2025

Chia sẻ với cổ đông về chiến lược 5 năm của REE, bà Nguyễn Thị Mai Thanh nói: "HĐQT có chiến lược và sẽ họp bàn lại trước khi truyền đạt lại với ban điều hành cũng như công bố cho cổ đông. Tôi chỉ có thể tiết lộ HĐQT đặt mục tiêu vào năm 2025, vốn hóa thị trường REE sẽ gấp đôi hiện tại và doanh thu hàng tỷ USD, tăng mạnh so với mức 10.000 tỷ hiện tại".

Nơi này sốt đất xình xịch, chính quyền vào cuộc “hạ cơn sốt”

Giá đất tại Móng Cái được chào bán tăng 15-30% so với thời điểm cuối năm ngoái. Bên cạnh đó, thời gian tới, khi tuyến đường cao tốc Vân Đồn - Móng Cái hoàn thành, đi vào hoạt động và nhiều dự án đầu của nhà đầu tư mở bán, chính quyền lo ngại sốt đất. Do đó, chính quyền đã chỉ đảo "siết" hoạt động kinh doanh bất động sản.