Tài chính

Exxon và Chevron lãi chưa từng thấy khi giá xăng khắp thế giới tăng phi mã

Lợi nhuận quý II của ExxonMobil và Chevron đã phá kỷ lục trong quý II, khi giá năng lượng tăng cao do ảnh hưởng của mâu thuẫn Nga - Ukraine.

Cụ thể, lợi nhuận ròng của Exxon trong quý II là 17,9 tỷ USD, vượt ước tính của các nhà phân tích là 16,9 tỷ USD, theo dữ liệu do S&P Capital IQ tổng hợp. Mức kỷ lục của lợi nhuận hàng quý trước đó là 15,9 tỷ USD trong năm 2012 - một năm khác chứng kiến giá dầu leo thang.

Trong khi đó, lợi nhuận quý II của Chevron là 11,6 tỷ USD, cũng là mức cao nhất hàng quý của công ty và vượt ước tính của giới phân tích là 9,9 tỷ USD.

Doanh thu của Exxon tăng 71% so với cùng kỳ năm ngoái lên 115,7 tỷ USD. Trong khi Chevron ghi nhận doanh thu tăng hơn 80% lên 68,8 tỷ USD. Theo đó, cổ phiếu của 2 hãng dầu khí lần lượt tăng 4,5% lên 96,64 USD và 8,5% lên 162,22 USD vào phiên ngày 29/7.

CEO Exxon - Darren Woods, cho biết: "Kết quả kinh doanh quý II khởi sắc cho thấy thị trường toàn cầu gặp khó khăn, khi nhu cầu đã hồi phục về mức trước đại dịch. Tình hình này càng tồi tệ hơn do ảnh hưởng của mâu thuẫn Nga - Ukraine."

Trước Exxon và Chevron, Shell hôm thứ Năm cũng báo cáo lợi nhuận cao kỷ lục quý thứ 2 liên tiếp với 11,5 tỷ USD. TotalEnergies của Pháp cũng chứng kiến lợi nhuận tăng lên 9,8 tỷ USD, gần gấp 3 lần so với cùng thời điểm này năm trước. 5 "gã khổng lồ dầu mỏ" phương Tây - Exxon, Chevron, Shell, BP và TotalEnergies, đang chuẩn bị ghi nhận tổng lợi nhuận đạt trên 50 tỷ USD trong quý II.

Exxon và Chevron lãi chưa từng thấy khi giá xăng khắp thế giới tăng phi mã  - Ảnh 1.

Diễn biến giá cổ phiếu của các gã khổng lồ ngành dầu khí trong năm 2022.

Eni - hãng dầu mỏ của Ý, hôm thứ Sáu cũng công bố kết quả kinh doanh "bội thu", theo đó nhà đầu tư sẽ nhận được thành quả lớn sau khi lợi nhuận tăng gấp 4 lần so với năm ngoái lên 3,81 tỷ euro.

Hoạt động kinh doanh lọc dầu "hạ nguồn" của Exxon và Chevron là yếu tố thúc đẩy khoản lãi lớn, nhờ giá nhiên liệu tinh chế cao hơn giá mua dầu thô.

Peter McNally - nhà phân tích tại công ty nghiên cứu Third Bridge, cho biết mảng kinh doanh lọc dầu là "điểm nổi bật" của Exxon. Ông lưu ý, lợi nhuận của công ty này đã tăng gần gấp đôi so với quý I dù đây là mảng được coi là "cột thu lôi của những tranh cãi chính trị."

Exxon và Chevron lãi chưa từng thấy khi giá xăng khắp thế giới tăng phi mã  - Ảnh 2.

Exxon và Chevron ghi nhận khoản lãi kỷ lục trong quý II/2022.

Tại Mỹ, giá xăng trung bình trên toàn quốc đã tăng lên mức kỷ lục hơn 5 USD/gallon vào tháng 6 và hiện đã giảm. Trong khi đó, triển vọng trong những tuần gần đây đối với các công ty dầu mỏ đã trở nên u ám hơn, khi các NHTW trên thế giới nhanh chóng nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát.

Woods cho hay,nhu cầu hạ nhiệt khi giá xăng dầu tăng cao, song ông không nhận thấy "điều gì đó đang đẩy nền kinh tế rơi vào suy thoái hoặc gần suy thoái", nhưng nhận định bối cảnh hiện tại khá phức tạp.

Những khoản lợi nhuận lớn "chảy về" túi các gã khổng lồ ngành dầu mỏ đã khiến các chính trị gia bất bình và kêu gọi tăng thuế lợi nhuận đối với các công ty này. Đây là rủi ro mà các công ty dầu khí phải đối mặt ở Anh và các nơi khác. Exxon và Chevron lập luận rằng họ đang tăng chi tiêu cho nguồn cung mới, để giúp đáp ứng nhu cầu tăng cao. Song, chi tiêu vốn của họ vẫn thấp hơn nhiều so với thời kỳ trước đại dịch và cũng ưu tiên tăng cổ tức, mua cổ phiếu quỹ.

Woods cho biết công ty đã tăng sản lượng ở các mỏ dầu và khí đá phiến tại Permian Basin, Texas và New Mexico. Theo ông, Exxon tăng sản lượng lên 130.000 thùng/ngày so với nửa đầu năm 2021. Ngoài ra, công suất tại Beaumont, Texas cũng tăng khoảng 250.000 thùng/ngày vào đầu năm tới.

Trong một cuộc phỏng vấn, CFO của Chevron - Pierre Breber, phát biểu ông dự đoán công ty sẽ tăng chi tiêu trong năm tới khi nỗ lực đáp ứng nhu cầu tăng cao. Ông nói: "Ngân sách của chúng tôi trong năm nay là khoảng 15 tỷ USD và dự kiến sẽ đạt 15-17 tỷ USD/năm đến năm 2026. Có thể thấy, nguồn vốn của chúng tôi sẽ cao hơn từ năm 2023."

Tham khảo FT; Bloomberg

Các tin khác

Chứng khoán lập đỉnh mới

VN-Index tiếp tục thiết lập đỉnh cao mới - 1.415 điểm. Dòng tiền đổ mạnh vào thị trường, vốn nội, ngoại cùng giải ngân, trong đó, khối ngoại duy trì chuỗi 5 phiên liên tiếp mua ròng.

Chứng khoán tuần tới tăng hay giảm?

Tuần qua, thị trường chứng khoán trải qua nhiều phiên giao dịch tích cực, tuần tới, sự chú ý sẽ chuyển sang kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp niêm yết.

TP HCM có tân Phó Bí thư Thành uỷ

Ông Đặng Minh Thông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ), vừa được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Phó Bí thư Thành uỷ TP HCM (mới) nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Giá vàng bất ngờ giảm mạnh

Sáng nay (28/6), giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh. Giá vàng miếng SJC mất mốc 120 triệu đồng/lượng nhưng vẫn cao hơn thế giới hơn 12 triệu đồng/lượng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (13/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên tới 118 triệu đồng/lượng.

VN-Index vượt 1.300 điểm

3 phiên tăng liên tiếp giúp VN-Index lấy lại mốc 1.300 điểm sau khi đánh mất trong nhịp điều chỉnh mạnh vì biến động thuế quan cách đây một tháng.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Bamboo Capital (BCG): Lợi nhuận nửa đầu năm tăng 81% lên 877 tỷ đồng

Trong kỳ, BCG cũng đã phát hành 57 triệu cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược, nâng tổng vốn điều lệ lên 5.033 tỷ đồng. Theo đó, vốn chủ sở hữu tại thời điểm 30/6/2022 đã tăng 64,1% so với thời điểm đầu năm, từ gần 8.350 tỷ đồng lên đến 13.701 tỷ đồng.