"Sự điều chỉnh nhà ở khó khăn" đó đã chứng kiến thị trường nhà ở Mỹ chuyển từ chế độ lạm phát sang chế độ giảm phát.
Theo Chỉ số giá nhà quốc gia Case-Shiller, trong hơn 124 tháng liên tiếp, đợt bùng nổ tăng giá kéo dài từ tháng 2-2012 đến tháng 6-2022. Nhưng hiện tại, nước Mỹ đang ở trong một thời kỳ mới: bốn tháng liên tiếp giá nhà ở tuột dốc.
Kể từ tháng 6-2022 đến nay, giá nhà ở Mỹ đã giảm 2,4%.
Báo cáo của Chỉ số giá nhà quốc gia Case-Shiller đưa ra nhận định: Một mặt, giá nhà ở Mỹ giảm 2,4% nghe có vẻ giống như một giọt nước tràn ly. Mặt khác, nó đã đủ lớn để được coi là đợt điều chỉnh giá nhà lớn thứ hai trong thời kỳ hậu Thế chiến thứ hai.
Không lâu sau khi Cục Dự trữ Liên bang bắt đầu tăng áp lực đối với lãi suất. Lãi suất thế chấp tăng từ 3% lên hơn 6% và thị trường nhà ở đã đi vào chế độ điều chỉnh.
Trong tương lai, nhà kinh tế trưởng Mark Zandi của Công ty dịch vụ tài chính Moody's Analytics dự đoán ít nhất phải đến năm 2024 giá nhà mới chạm đáy.
"Nhu cầu bán nhà ở gần chạm đáy; nguồn cung nhà mới vẫn chưa dồi dào và giá nhà còn một chặng đường dài trước khi chạm đến mức thấp nhất", ông Zandi nói với tờ Fortune.
Moody's Analytics dự đoán giá nhà ở Mỹ sẽ giảm 10% nếu suy thoái kinh tế không xảy ra. Nếu một cuộc suy thoái xuất hiện, Moody's Analytics dự đoán mức giảm từ đỉnh đến đáy sẽ nằm trong khoảng 15 - 20%.
Tại sao các quan chức Cục Dự trữ Liên bang không muốn ngăn chặn việc điều chỉnh nhà ở đang diễn ra? Giá nhà tăng không chỉ ảnh hưởng đến tiền thuê nhà mà còn dẫn đến việc chủ nhà cảm thấy giàu có hơn, do đó chi tiêu nhiều hơn.
Nghiên cứu gần đây do Cục Dự trữ Liên bang công bố cho thấy bùng nổ giá nhà ở do đại dịch không chỉ thúc đẩy lạm phát, mà đó còn là một trong những thủ phạm lớn nhất.
"Kết quả của chúng tôi cung cấp bằng chứng gợi ý rằng tăng giá nhà là một yếu tố quan trọng góp phần gây lạm phát trong thời kỳ đại dịch", các nhà kinh tế của Cục Dự trữ Liên bang viết trong một bài báo đăng tải tháng 11.
Nói một cách đơn giản, một số giảm phát trong giá nhà có thể giúp Cục Dự trữ Liên bang kiềm chế lạm phát tăng vọt.