Công nghệ

Drone XAG hỗ trợ giảm chi phí canh tác nông nghiệp

Với lợi thế vận hành hoàn toàn tự động và độ chính xác cao, thiết bị dần được sử dụng rộng rãi tại các trang trại. Đại diện XAG cho biết, với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ nông nghiệp, đơn vị nhận thấy rõ tiềm năng của máy bay không người lái cho ngành trồng cây ăn quả tại Việt Nam.

Xuất khẩu trái cây nhiệt đới đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, tuy nhiên, chuối và sầu riêng thường được trồng ở những nơi có khí hậu nóng ẩm dễ bị sâu bệnh. Người nông dân phải phun và bón phân nhiều lần trong suốt chu kỳ sinh trưởng của cây, tốn nhiều phí đầu tư cho nhân công, phân bón. Mặc dù tỷ suất lợi nhuận của cây ăn quả tương đối tốt, nông dân Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với những áp lực ngày càng tăng.

Drone chuyên dụng cho nông nghiệp XAG P100 đang phun thuốc cho vườn sầu riêng.

Drone chuyên dụng cho nông nghiệp XAG P100 đang phun thuốc cho vườn sầu riêng. Ảnh: XAG

Ở Việt Nam, hầu hết nông dân dựa vào lao động chân tay để chăm sóc vườn chuối. Khi quy mô trang trại đạt một ha trở lên, họ phải thuê nhân công hỗ trợ tưới nước, bón phân để phòng trừ sâu bệnh. Sử dụng lượng đáng kể phân bón lá là điều cần thiết để thúc đẩy sự tăng trưởng của cây. Việc phun thuốc trừ sâu cũng là một việc thiết yếu nhằm phòng trừ sâu bệnh, bao gồm rệp, ve, bệnh phấn trắng và bệnh thối đen.

Trang trại Krong Pack ở tỉnh Đắk Lắk từng gặp khó khăn vì thiếu lao động. Năm nay, họ đã tìm ra giải pháp bằng cách triển khai sử dụng drone chuyên dụng cho nông nghiệp XAG P100. Sau khi máy bay không người lái thiết lập thông số và lộ trình bay đã lên kế hoạch trên ứng dụng, thiết bị sẽ tự động đi theo lộ trình định sẵn để thực hiện phun thuốc. Drone có thể phun thuốc trừ sâu cho 20-30 ha ruộng chuối trong một ngày, tương đương với hiệu quả của 20 công nhân lao động cùng lúc.

Trước đây, trang trại chuối này được phun thuốc hai lần một tháng bằng máy phun thủ công tuy nhiên không đem lại hiệu quả và thường không đạt yêu cầu. Vào mùa mưa, khi tần suất phun thuốc tăng lên, người trồng chuối thường rất chật vật để thuê đủ nhân công.

Drone XAG P100 đang phun thuốc cho trang trại chuối.

Drone XAG P100 đang phun thuốc cho trang trại chuối. Ảnh: XAG

Hiện tại, trang trại Krong Pack đã chuyển sang sử dụng Drone XAG P100 cho phép điều chỉnh kích thước giọt ở các cấp độ micron khác nhau, kết hợp với hệ thống định vị cấp centimet RTK nhằm đạt độ phun chính xác. Áp dụng drone giúp nông dân giảm 80% lượng nước, 70% lượng thuốc trừ sâu và 60% lượng phân bón. Do không phải vác thùng chứa thuốc bảo vệ thực vật trên lưng khi đi phun ngoài đồng, sức khỏe của người lao động cũng được bảo đảm hơn.

Bên cạnh chuối, sầu riêng của Việt Nam cũng được mệnh danh là "vua trái cây" được ưa chuộng khắp thế giới. Để đáp ứng các tiêu chuẩn xuất khẩu chất lượng cao, việc trồng trọt cần tuân theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt, tuân thủ giới hạn nghiêm ngặt về thời gian cũng như liều lượng sử dụng thuốc trừ sâu. Theo đó, một lượng lớn công nhân được thuê để đảm bảo duy trì quy trình canh tác đồng nhất.

Đối với những nông dân trồng trái cây xuất khẩu đòi hỏi tiêu chuẩn canh tác khắt khe, drone chuyên dụng nông nghiệp XAG P100 giúp giải quyết rất nhiều khó khăn. Tại một trang trại sầu riêng rộng 4 ha ở Bình Phước, Việt Nam, drone đã áp dụng để tiết kiệm 60% chi phí.

Trước đây, công nhân phải mất 8 tiếng để phun hết cả vườn cây nhưng nay P100 chỉ mất hai tiếng - ông Thanh, chủ vườn sầu riêng cho biết. "Tôi từng phải thuê 10 người để giúp đảm bảo công việc tại trang trại, nhưng bây giờ chỉ cần hai người là đủ", ông nói thêm.

Ngoài tính hiệu quả, ông Thanh còn hài lòng với khả năng điều khiển thông minh. Ứng dụng XAG One có thể cung cấp kế hoạch lộ trình chuyến bay và ghi lại dữ liệu vận hành trong toàn bộ quá trình. Drone bay ổn định với tốc độ 1-3 m/s trên ngọn cây sầu riêng, giúp thuốc ngấm đều vào cây trồng. Mức độ chính xác đến từng centimet của thiết bị có thể tránh được việc phun lặp đi lặp lại hoặc bỏ sót cây trồng để tránh gây ra tổn thất năng suất.

Đại diện XAG nói thêm, theo dự đoán của Hiệp hội rau quả Việt Nam, giá trị xuất khẩu trái cây tươi của cả nước sẽ đạt 4 tỷ USD vào năm 2023, tăng 20% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó một nửa là thanh long, chuối và sầu riêng. Nhìn vào những triển vọng đầy hứa hẹn này, đơn vị sẽ đẩy nhanh tốc độ phát triển công nghệ máy bay không người lái nhằm giảm áp lực chi phí, tạo điều kiện tăng trưởng cho ngành trái cây Việt Nam trong tương lai.

Cùng chuyên mục

Đọc thêm