Doanh nghiệp

Doanh nhân như người lái xe, họ muốn đi xa, đi nhanh, đi an toàn

Trả doanh nghiệp tư nhân về đúng vị trí xứng đáng được hưởng

Sáng nay (13/5), VietnamFinance tổ chức tọa đàm "Kinh tế tư nhân: Động lực vươn mình từ Nghị quyết 68". Chia sẻ tại tọa đàm, TS Bùi Thanh Minh - Phó giám đốc chuyên môn, Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ban IV) - lý giải vai trò "một trong những động lực quan trọng nhất" của kinh tế tư nhân được đề cập trong nghị quyết.

Theo đó, khu vực kinh tế Nhà nước đã gần chạm trần với tỷ trọng khoảng 20% và gần như không tăng thêm. Khu vực FDI cũng đạt đỉnh từ năm 2019 với tỷ trọng 22% và gần như đứng yên từ đó đến nay. Nguyên nhân do khu vực này phần lớn chỉ tham gia vào hoạt động gia công, thâm dụng lao động và thâm dụng vốn lớn.

Nếu muốn tạo ra giá trị gia tăng cao hơn, thì phải chuyển mình sang những lĩnh vực như bán dẫn, AI. Nhưng đây là hành trình khó khăn khi Việt Nam đi sau thế giới tới 50 năm. "Vì thế, Nghị quyết 68 được xây dựng với một cách tiếp cận khác biệt: Liên tục đối thoại với doanh nghiệp, doanh nhân để mang vào "tiếng nói từ thực tiễn", TS Bùi Thanh Minh nhấn mạnh.

Nói về bối cảnh ra đời của Nghị quyết 68, ông Bùi Thanh Minh gọi đây là "Đổi mới 2.0". Nếu Đổi mới năm 1986 đưa đất nước thoát khỏi nghèo đói và thiết lập nền tảng phát triển, thì mục tiêu của nghị quyết không chỉ dừng ở thu nhập trung bình mà là đạt ngưỡng thu nhập cao vào năm 2045.

"Tuy nhiên, đâu đó chúng ta đã quá hài lòng, sống thoải mái trong suốt 30 năm, kể từ năm 1995 đến nay khi đưa đất đai, lao động vào việc phát triển kinh tế", ông Minh đặt vấn đề.

Nhưng ở giai đoạn phát triển mới, chỉ có nâng cao hiệu quả và thúc đẩy đổi mới sáng tạo mới là con đường khả thi. Và cũng vì vậy, Nghị quyết 57 ra đời với tư duy đổi mới sáng tạo, đặt nền móng cho sự chuyển mình của khu vực tư nhân.

TS Bùi Thanh Minh nhấn mạnh tinh thần của Nghị quyết 68 không phải tinh thần ưu tiên doanh nghiệp tư nhân mà vấn đề luật chơi. Qua quá trình tiếp xúc với doanh nghiệp, ông Minh cho biết họ không cần Nhà nước cho tiền mà chỉ cần được tạo không gian tự do phát triển và bình đẳng để làm tốt công việc của mình.

 "Doanh nhân cũng giống như người lái xe. Họ muốn đi xa, đi nhanh, đi an toàn, cái họ sợ không phải là ổ voi, ổ gà, lúc đó họ có thể giảm tốc. Thứ họ sợ là cơ chế hôm nay thế này, ngày mai đã thay đổi sang kiểu khác", ông Minh ví von. Thực tế hiện nay vẫn tồn tại tình trạng doanh nghiệp FDI được ưu ái, tiếp đón nồng nhiệt hơn doanh nghiệp nội.

"Đã đến lúc cần trả doanh nghiệp tư nhân về đúng vị trí mà họ xứng đáng được hưởng trong nền kinh tế", ông Bùi Thanh Minh nhấn mạnh.

Doanh nhân như người lái xe, họ muốn đi xa, đi nhanh, đi an toàn - 1

TS Bùi Thanh Minh - Phó giám đốc chuyên môn, Văn phòng Ban Nghiên cứu phát triển kinh tế tư nhân (Ảnh: VNF).

Ông Minh cho biết thêm sắp tới sẽ có các nghị quyết quan trọng khác liên quan đến nhân lực và chính sách công nghiệp. Dù hạ tầng, thể chế và nhân lực đều là điểm nghẽn, nhưng chính sách công nghiệp mới là mấu chốt. Nếu không đặt nghị quyết trong tổng thể chiến lược này thì khó có thể tối ưu hóa nguồn lực. Khi sáp nhập các cơ quan, ông Minh cho rằng cần tạo không gian để từng địa phương xác định ngành mũi nhọn, cũng như phát huy năng lực cạnh tranh theo từng vùng.

Vị chuyên gia cho hay, khi thiết kế Nghị quyết 68, Ban IV theo đuổi 2 tư duy cốt lõi gồm tư duy "cởi trói" và tư duy "phát triển".

Ở tư duy cởi trói, mục tiêu là giải quyết các "căn bệnh" cố hữu như đất đai, vốn, hay cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp tư nhân với các nhóm thân hữu. Còn ở tư duy phát triển, các doanh nghiệp được phân cấp theo ba nhóm gồm doanh nghiệp dẫn dắt gắn với bài toán quốc gia, doanh nghiệp tiên phong và các doanh nghiệp nhỏ.

Nền tảng cho nền kinh tế bước vào và duy trì quỹ đạo tăng trưởng cao

Phát biểu tham luận tại tọa đàm, TS Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Việt Nam, cho rằng khu vực kinh tế tư nhân đã có những đóng góp vô cùng mạnh mẽ. Hàng triệu hộ sản xuất nông nghiệp và cá thể kinh doanh đã tạo nên một lực lượng kinh tế lớn, góp phần quan trọng vào sự phát triển nhanh chóng của đất nước.

Kinh tế tư nhân đã góp phần tạo ra những dấu ấn đặc biệt về sự tăng trưởng kinh tế đi kèm với các tiến bộ xã hội, các yếu tố xã hội, bình đẳng, môi trường, sinh thái.

Ông Bình lấy ví dụ tỷ lệ hộ nghèo đã giảm mạnh từ 58% theo chuẩn cũ năm 1993 của Chính phủ xuống còn 1,93% theo chuẩn nghèo đa chiều vào năm 2024, đưa Việt Nam trở thành hình mẫu nổi bật về nỗ lực xóa đói giảm nghèo trong số các quốc gia đang phát triển.

Bên cạnh đó, chỉ số phát triển con người (HDI) liên tục cải thiện, đạt 0,73 điểm năm 2023, cao hơn nhiều so với các nước có cùng mức thu nhập và nằm trong top 5 trong khu vực ASEAN. Những con số và thực tế này cho thấy kinh tế tư nhân đã góp phần quan trọng cho định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường tại Việt Nam.

Doanh nhân như người lái xe, họ muốn đi xa, đi nhanh, đi an toàn - 2

TS Lê Duy Bình - Giám đốc Economica Việt Nam (Ảnh: VNF).

Một thành tựu khác được TS Lê Duy Bình phân tích là đặc trưng "dân giàu, nước mạnh" của mô hình xã hội chúng nghĩa. Theo đó, GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2024 đạt 4.700 USD, tiếp cận ngưỡng thu nhập trung bình cao. Mức thu nhập này cao gấp 50 lần so với thời điểm năm 1986, khi Việt Nam bắt đầu công cuộc Đổi mới.

"Hiện nay tầng lớp trung lưu, tức là những người có mức chi tiêu bình quân đầu người 11-110 USD/ngày, đang hình thành nhanh chóng ở các đô thị lớn, hiện chiếm khoảng 13% dân số và sẽ tăng lên đến 26% vào năm 2026. Dự báo trong 25 năm tới, một nửa dân số nước ta sẽ gia nhập tầng lớp trung lưu", ông Bình khẳng định.

Ngoài ra, thống kê của tạp chí Forbes cho thấy Việt Nam hiện có khoảng 5-6 tỷ phú USD. Kinh tế tư nhân đã góp phần giúp chúng ta dần dần hiện thực hóa mục tiêu "dân giàu". Kinh tế tư nhân cũng đóng góp cho mục tiêu "nước mạnh". Từ góc độ kinh tế, nước mạnh có thể được nhìn nhận từ góc độ giá trị thương hiệu quốc gia của Việt Nam, khi giá trị này cho tới nay đạt 507 tỷ USD, xếp hạng 32 thế giới.

Kinh tế tư nhân, theo ông Bình, không chỉ góp phần vào tăng trưởng kinh tế mà còn xây dựng hệ thống an sinh xã hội, mở rộng độ bao phủ bảo hiểm, tính đến cuối năm 2024, có tới 19 triệu người lao động tư nhân tham gia BHXH.

Giám đốc Economica Việt Nam nhấn mạnh ý nghĩa của Nghị quyết 68 không chỉ nằm ở mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng của khu vực kinh tế tư nhân, tạo nền tảng cho nền kinh tế bước vào và duy trì quỹ đạo tăng trưởng cao trong nhiều năm tới, mà còn ở sự khẳng định kinh tế tư nhân không mâu thuẫn với con đường xã hội chủ nghĩa, định hướng xã hội chủ nghĩa.

Nếu được phát triển đúng hướng, đây sẽ là một động lực vô cùng quan trọng để phát huy định hướng XHCN của nền kinh tế thị trường và hiện thực hóa mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh".

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (13/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên tới 118 triệu đồng/lượng.

Giá vàng thế giới tăng vọt

Trong phiên giao dịch Mỹ ngày 12.6, giá vàng thế giới tăng thêm 20 USD, nâng tổng mức tăng trong ngày lên 55 USD/ounce, tiến sát mức 3.400 USD/ounce.

Home Credit trợ lực người tiêu dùng khi nhu cầu tăng cao dịp hè

Nắm bắt nhu cầu tiêu dùng tăng cao của người dân trong dịp hè, Home Credit triển khai chương trình “Ưu đãi hết cỡ - Sống vui hết mình” từ nay đến 8/7/2025 mang đến nhiều lựa chọn cho khách hàng khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ tài chính tiêu dùng của công ty.

Giá vàng tăng rất mạnh

Sáng nay (11/6), giá vàng trong nước tăng mạnh. Theo đó, giá vàng SJC lên trên mốc 118 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất hơn 117 triệu đồng/lượng.

Miền Trung bước vào đợt mưa rất lớn

Hôm nay (11/6), do ảnh hưởng của hoàn lưu áp thấp nhiệt đới, khu vực miền Trung, Tây Nguyên, Nam Bộ bước vào đợt mưa rất lớn. Trọng tâm của mưa lớn là khu vực Quảng Trị - Quảng Ngãi, đỉnh điểm của mưa lớn ở miền Trung bắt đầu từ đêm nay, kéo dài đến 13/6.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Trong sáng nay (10/6), mưa to còn tiếp tục ở một số tỉnh miền Bắc, từ trưa chiều nay, mưa giảm nhanh. Những ngày tới, miền Bắc có thể ít mưa. Trong khi đó, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông kích thích gió mùa tây nam hoạt động mạnh khiến Tây Nguyên, Nam Bộ mưa to vào chiều tối các ngày 10-11/6.

Điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định số 1070/QĐ-TTg về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 của các bộ, cơ quan trung ương để phù hợp với tổ chức bộ máy sau sắp xếp và điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025 cho các nhiệm vụ, dự án của bộ, cơ quan trung ương và địa phương.

Người mua vàng lỗ nặng

Sáng nay (9/6), giá vàng miếng SJC quanh mốc 117 triệu đồng/lượng. Như vậy, chỉ sau 2 tháng, nhà đầu tư “đu" đỉnh vàng lỗ hơn 9 triệu đồng/lượng

Hải Phòng thu ngân sách cao kỷ lục

Trong 5 tháng đầu năm nay, TP. Hải Phòng thu ngân sách Nhà nước đạt gần 70.700 tỷ đồng, trong đó thu nội địa hơn 37.100 tỷ đồng, thu từ hoạt động xuất nhập khẩu hơn 32.900 tỷ đồng.

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

Sáng nay (7/6), giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về sát mốc 117 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất 116,5 triệu đồng/lượng.

Chubb Life cập nhật giá đơn vị Quỹ Liên kết Đơn vị - Sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động

Sản phẩm Bảo hiểm Liên kết Đơn vị - Kế hoạch Tài chính Chủ động được thiết kế với các tính năng ưu việt nhằm đáp ứng đồng thời cả hai nhu cầu: Bảo vệ và Đầu tư. Với thông điệp “Đầu tư vững tâm – Bảo vệ vững vàng”, sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động góp phần hoàn thiện danh mục giải pháp tài chính toàn diện của Chubb Life Việt Nam trên hành trình thực hiện sứ mệnh bảo vệ người trụ cột và gia đình Việt.

Giá vàng đồng loạt tăng

Sáng nay (6/6), giá vàng trong nước đồng loạt tăng trở lại. Theo đó, vàng miếng SJC tiến sát mốc 118 triệu đồng/lượng và duy trì cao hơn giá vàng nhẫn 1,2 - 4 triệu đồng/lượng, tùy từng thương hiệu vàng.

Những smartphone Android mạnh mẽ nhất hiện nay

Việc chọn mua một chiếc smartphone Android chất lượng là điều quan trọng và người dùng thường dành thời gian nghiên cứu về chúng trước khi đưa ra quyết định.

Giá vàng quay đầu giảm mạnh

Sáng nay (4/6), giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC lại quay về quanh mốc 117 triệu đồng/lượng.

Giá vàng tăng đồng loạt

9h30 sáng nay (3/6), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 116 - 118 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, tăng 200.000 đồng/lượng so với đầu giờ sáng. Trong khi đó, giá vàng nhẫn được điều chỉnh tăng mạnh.

Giá vàng giảm mạnh

Giá vàng giảm mạnh trong phiên giao dịch Mỹ ngày 30.5 sau khi nước này công bố chỉ số liên quan đến lạm phát.