Kỹ năng sống

Doanh nhân bỏ 3,2 tỷ đồng để mua bảo hiểm cho chính mình, 10 năm sau đi rút tiền nhận được thông báo: Phải đền bù, số tiền chỉ còn 1,6 tỷ

TIN MỚI

Bỏ tiền nhàn rỗi để mua bảo hiểm 

Anh Lý Minh là một doanh nhân thành đạt đến từ Hàng Châu, Trung Quốc. Đang trong lúc có khoản tiền nhàn rỗi, lại được bạn bè giới thiệu về các gói bảo hiểm, anh cũng bắt đầu tìm hiểu. Để lại số điện thoại tại một trang web chuyên cung cấp bảo hiểm, anh nhanh chóng được tư vấn viên kết nối. 

Doanh nhân bỏ 3,2 tỷ đồng để mua bảo hiểm cho chính mình, 10 năm sau đi rút tiền nhận được thông báo: Phải đền bù, số tiền chỉ còn 1,6 tỷ- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

“Bảo hiểm này là sản phẩm tài chính chất lượng tốt nhất của công ty chúng tôi. Khách hàng cần trả 92.000 NDT/năm trong 10 năm liên tục. Kể từ năm thứ 2, mọi tai nạn hay các dịch vụ khám chữa bệnh đều được bảo hiểm chi trả. Việc giải quyết bồi thường sẽ được tiến hành linh hoạt và thuận tiện. 

Sang đến năm thứ 3, khách hàng sẽ được hưởng lãi từ số tiền đã đóng bảo hiểm hàng năm. Còn sau 10 năm, anh có thể  rút số tiền này về bao gồm cả gốc và lãi. Đây là cách tuyệt vời để tạo bệ phóng cho tương lai ”, nữ nhân viên tư vấn nói. 

Là một doanh nhân thành đạt, Lý Minh không còn xa lạ gì với hình thức quản lý và đầu tư tài chính kiểu này. Song khi bàn sâu hơn đến lĩnh vực bảo hiểm, anh lại chọn cách tin tưởng tuyệt đối vào lời khuyên của tư vấn viên. 

“Tôi nhớ có hỏi về việc khi nào được rút tiền bảo hiểm. Cô ấy khẳng định rằng sau 10 năm, khách hàng có thể rút tiền”, anh kể lại. 

Bằng những lời tư vấn vô cùng hấp dẫn, người đàn ông đã ký kết và mua gói bảo hiểm này. Đều đặn tháng 2 hằng năm, anh lại lên văn phòng của công ty bảo hiểm để nộp 92.000 NDT. Trong suốt 10 năm qua, anh đã chi đến 920.000 NDT (khoảng 3,2 tỷ đồng) cho gói bảo hiểm đã ký kết. 

Tuy nhiên, gần đây, do có nhu cầu mở rộng đầu tư của công ty, Lý Minh bàn với vợ sẽ rút trước một phần số tiền bảo hiểm này để kịp đưa cho đối tác. May mắn, anh nhận được sự đồng ý của vợ. 

Phải khi qua đời mới được lấy tiền? 

Ngay buổi ngày hôm đó, anh liên hệ với công ty bảo hiểm nhằm thực hiện thủ tục rút tiền. Điều không ngờ là đại diện công ty bảo hiểm cho biết anh chỉ được phép lấy lại toàn bộ số tiền đó nếu người đứng tên gói bảo hiểm qua đời. 

Điều khiến Lý Minh tức giận hơn nữa là nếu vẫn muốn lấy lại tiền, anh chỉ có thể lựa chọn phá bỏ hợp đồng. Tuy nhiên, nếu làm theo cách này, anh phải chịu phí đền bù hợp đồng rất cao. Sau cùng, khoản tiền anh nhận được chỉ còn ½ số tiền đã đóng, tức 460.000 NDT (khoảng 1,6 tỷ đồng). 

“Hiện tại, tôi mới 40 tuổi. Theo điều khoản trong hợp đồng, gia đình chúng tôi không thể nhận được tiền cho đến khi qua đời. Đây chẳng phải là cố ý lừa dối sao”, Lý Minh tức giận nói. 

Cảm thấy bất bình, người đàn ông quyết định phơi bày sự việc trên truyền thông. Dưới bài đăng này, nhiều người để lại lời bình luận về việc bản thân cũng đang rơi vào tình huống tương tự.

Nhận thấy vụ việc có liên quan đến số tiền lớn, cảnh sát địa phương đã liên hệ với anh Lý Minh để giải quyết. Sau khi nghe lời khai và xem bản hợp đồng, cảnh sát khẳng định công ty bảo hiểm đã làm đúng luật. Sai ở chỗ là anh đã không đọc và hiểu kỹ về các quy định trong hợp đồng. 

Nội dung hợp đồng đã nêu rõ, sau 10 năm đóng bảo hiểm liên tục, nếu khách hàng không may qua đời thì sẽ được rút toàn bộ số tiền đã đóng, bao gồm cả gốc và lãi. Song nếu khách hàng không rơi vào trường hợp đó thì phải đợi cho đến khi đạt 90 tuổi mới có thể rút hết số tiền về. 

 

Doanh nhân bỏ 3,2 tỷ đồng để mua bảo hiểm cho chính mình, 10 năm sau đi rút tiền nhận được thông báo: Phải đền bù, số tiền chỉ còn 1,6 tỷ- Ảnh 2.

Ảnh minh họa

Sau khi nhận được sự hỗ trợ của cảnh sát địa phương, Lý Minh dần hiểu ra sự việc. Anh chỉ còn biết tiếp tục duy trì gói bảo hiểm hoặc hủy hợp đồng để rồi chỉ nhận về ½ số tiền theo quy định. 

Thông qua vụ việc này, cảnh sát địa phương phối hợp cùng các cơ quan chức năng đã phát đi thông báo về việc mua bán bảo hiểm. Theo đó, một nhân viên của Hiệp hội tiêu dùng Trung Quốc cho biết, trong những năm gần đây, số vụ tranh chấp liên quan đến bảo hiểm không ngừng gia tăng. Trong đó, nhiều trường hợp liên quan đến việc nhân viên tư vấn bảo hiểm không thông tin trung thực gây nhầm lẫn cho khách hàng. Vị này khuyến nghị người tiêu dùng nên đọc kỹ các thông tin khi mua sản phẩm bảo hiểm, các điều khoản có trong hợp đồng. Đặc biệt những nội dung liên quan đến trách nhiệm bảo hiểm và điều kiện thanh toán cần được chú ý.  

Cùng chuyên mục

Đọc thêm