Khoa học

Điều chưa biết sau màn thả bẫy nhiệt ngoạn mục của Su-30MK2

Tóm tắt:
  • Bẫy nhiệt giúp máy bay tránh bị tên lửa dẫn đường bằng hồng ngoại tấn công.
  • Các tiêm kích như Su-30MK2 thả flare để đánh lừa cảm biến tên lửa.
  • Hệ thống bẫy nhiệt tự động nhận diện nguy cơ và phóng đạn nhiễu nhanh chóng.
  • Su-30MK2 là chiến đấu cơ đa nhiệm, trang bị công nghệ phòng thủ điện tử hiện đại.
  • Trình diễn thả bẫy nhiệt trên bầu trời TP HCM thể hiện năng lực khí tài của Không quân Việt Nam.
Điều chưa biết sau màn thả bẫy nhiệt ngoạn mục của Su-30MK2 - 1

Tiêm kích Su-30MK2 của lực lượng Không quân, Quân đội Nhân dân Việt Nam thả bẫy nhiệt trên bầu trời TP HCM (Ảnh: Bảo Quyên).

Sáng 27/4, trong không khí hào hùng chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, Thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), người dân TP HCM đã có dịp tận mắt chứng kiến màn trình diễn ngoạn mục của các tiêm kích Su-30MK2.

Những động tác nhào lộn điêu luyện, tách đội hình chuẩn xác và đặc biệt là khoảnh khắc thả bẫy nhiệt (flare) rực sáng trên bầu trời thành phố đã để lại ấn tượng mạnh mẽ trong lòng hàng vạn người dân theo dõi.

Bẫy nhiệt: Lớp áo giáp vô hình của chiến đấu cơ hiện đại

Trong hàng không quân sự, bẫy nhiệt (flare) là một phần cốt lõi trong hệ thống phòng thủ điện tử đối phó với các mối đe dọa từ tên lửa dẫn đường bằng hồng ngoại (Infrared-guided missiles). Những loại tên lửa này không dựa vào radar mà "khóa" mục tiêu nhờ lượng nhiệt phát ra từ động cơ máy bay.

Để đối phó, khi hệ thống cảnh báo phát hiện tên lửa tiếp cận, máy bay sẽ phóng ra những viên bẫy nhiệt đặc biệt, hay còn gọi là đạn nhiễu, thường cấu thành từ hỗn hợp cháy mạnh như Magie, Teflon và Viton (MTV).

Các viên flare khi kích hoạt sẽ tạo ra lượng nhiệt cực lớn và bức xạ mạnh trong phổ tia hồng ngoại, đánh lừa cảm biến của tên lửa, khiến chúng chuyển hướng khỏi máy bay thật. Qua đó, giúp máy bay phòng thủ thành công trước cuộc công kích.

Điều chưa biết sau màn thả bẫy nhiệt ngoạn mục của Su-30MK2 - 2

Nhóm tiêm kích Các hiệp sĩ Nga (Russian Knights) thả bẫy nhiệt trong một buổi trình diễn (Ảnh: Wikipedia).

Mỗi hệ thống bẫy nhiệt như AN/ALE-47 hay các biến thể tương đương trên tiêm kích hiện đại có thể tự động nhận diện mối nguy và kích hoạt phóng bẫy nhiệt trong tích tắc.

Đặc biệt, Su-30MK2, một mẫu tiêm kích đa nhiệm hiện đại của Nga, được tích hợp hệ thống phòng thủ điện tử tiên tiến, cho phép phối hợp giữa phóng bẫy nhiệt và thao tác cơ động nhằm tối ưu hóa khả năng thoát hiểm trong thực chiến.

Từ chiến tranh Lạnh đến chiến trường hiện đại

Ý tưởng về bẫy nhiệt vốn dĩ đã ra đời từ giữa thế kỷ XX, khi mối đe dọa từ tên lửa đối không sử dụng đầu dò hồng ngoại bắt đầu trở nên hiện hữu.

Năm 1954, tại Phòng thí nghiệm Vũ khí Hải quân NOTS China Lake (Mỹ), những thử nghiệm đầu tiên về hệ thống bẫy nhiệt đã được tiến hành, chủ yếu nhằm bảo vệ máy bay ném bom chiến lược.

Qua hàng thập kỷ, công nghệ bẫy nhiệt không ngừng cải tiến để thích ứng với thế hệ tên lửa ngày càng thông minh, có khả năng phân biệt mồi nhiệt giả và mục tiêu thật.

Song song với sự ra đời của các hệ thống đối kháng hồng ngoại chủ động (như DIRCM - Directional Infrared Counter Measures), kỹ thuật thả flare truyền thống vẫn đóng vai trò thiết yếu, nhất là khi vận dụng trong môi trường giao chiến đa mục tiêu hoặc khi bị phục kích.

Điều chưa biết sau màn thả bẫy nhiệt ngoạn mục của Su-30MK2 - 3

Cận cảnh tiêm kích Su-30MK2, máy bay chiến đấu hiện đại nhất của không quân Việt Nam hiện nay, mệnh danh "hổ mang chúa" (Ảnh: Tiến Tuấn).

Su-30MK2 - mẫu máy bay được trang bị kỹ thuật thả bẫy nhiệt - được đánh giá là một trong những chiến đấu cơ đa nhiệm mạnh nhất trong biên chế Không quân nhân dân Việt Nam hiện nay.

Với việc là một biến thể phát triển dành cho xuất khẩu từ dòng Su-30 nổi tiếng, mẫu máy bay sở hữu động cơ mạnh mẽ, hệ thống radar hiện đại, khả năng thao diễn, nhào lộn linh hoạt.

Không chỉ vậy, Su-30MK2 cũng có thể tác chiến hiệu quả trong cả vai trò chiếm ưu thế trên không lẫn tấn công mặt đất.

Bởi lẽ đó, việc các tiêm kích Su-30MK2 thả bẫy nhiệt ngay trên bầu trời trung tâm TP HCM không chỉ là màn trình diễn kỹ thuật cao cấp, mà còn là lời khẳng định mạnh mẽ về năng lực làm chủ và vận hành khí tài công nghệ cao của lực lượng Không quân nhân dân Việt Nam.

Các tin khác

Tối ưu chi phí vận hành căn hộ cho thuê với tủ lạnh Funiki

Tủ lạnh Funiki trở thành lựa chọn phổ biến trong phân khúc căn hộ cho thuê ngắn ngày nhờ chi phí đầu tư hợp lý, độ bền cao và dịch vụ hậu mãi tin cậy. Nhiều chủ căn hộ đánh giá cao hiệu quả đầu tư từ thiết bị này khi góp phần giảm thiểu các chi phí phát sinh về sửa chữa và thay mới.

Cận cảnh 10.500 drone chuẩn bị trình diễn mừng đại lễ 30/4

10.500 drone vẽ lên những hình ảnh sống động tái hiện các khoảnh khắc lịch sử quan trọng của dân tộc, như hình ảnh xe tăng húc đổ cổng Dinh Độc Lập, lá cờ giải phóng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập và hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh...

Quảng Bình đón sóng đầu tư, nỗ lực bứt phá trong kỷ nguyên mới

Quảng Bình đang ghi nhận những tín hiệu tích cực trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội. Hàng loạt dự án quy mô lớn được khởi động, dòng vốn “nghìn tỷ” từ cả khối nhà nước và tư nhân đang đổ về, mở ra cơ hội bứt phá mạnh mẽ cho tỉnh, đặc biệt là thị trường bất động sản tại TP. Đồng Hới – thủ phủ kinh tế, chính trị, văn hóa của khu vực.

Người đàn ông "gãy cậu nhỏ" do quan hệ sai tư thế

Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương mới đây tiếp nhận bệnh nhân M.V.G (35 tuổi, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng đau dữ dội, sưng nề, bầm tím toàn bộ dương vật, mất khả năng cương cứng.