Doanh nghiệp

Dệt may vào cuộc đua giành “miếng bánh ngon”

Hiện nay, khi thị trường xuất khẩu khó khăn, nhiều DN dệt may đang định vị lại và đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa. Thị trường nội địa tuy rất tiềm năng, nhưng thời gian qua nhiều nhãn hàng thời trang lớn của thế giới đã có mặt, khiến sự cạnh tranh giữa DN nội và ngoại ngày càng khốc liệt.

Bán hàng theo nhiều cách

Năm 2022, Công ty Việt Thắng Jean, một trong những DN dệt may xuất khẩu lớn của Việt Nam, giảm 30- 70% đơn hàng xuất khẩu sang thị trường Mỹ và châu Âu. Hiện nay, DN này chỉ sản xuất khoảng 80% công suất. Việt Thắng Jean đang đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa bằng cách bán hàng trực tiếp qua 20 cửa hàng trong cả nước và 6 sàn thương mại điện tử lớn tại Việt Nam.

Dệt may vào cuộc đua giành “miếng bánh ngon” - Ảnh 1.

Ông Phạm Văn Việt - Tổng giám đốc Công ty Việt Thắng Jean (người ngồi ngoài cùng bên trái) trao đổi với nhân viên thiết kế về sản phẩm cho thị trường nội địa.

Ông Phạm Văn Việt - Tổng giám đốc Công ty Việt Thắng Jean cho biết, nhờ có kinh nghiệm sản xuất cho các nhãn hàng lớn, có nguồn nguyên liệu tốt, đội ngũ thiết kế am hiểu thị trường nội địa nên sản phẩm denim của Việt Thắng Jean hiện cạnh tranh khá tốt với các thương hiệu ngoại tại Việt Nam. Doanh thu thị trường nội địa của doanh nghiệp này tăng trưởng đến 300%.

“Cách kinh doanh bây giờ không giống ngày xưa là mở cửa hàng rộng khắp, bây giờ DN chỉ tập trung mở cửa hàng ở TP.HCM để trải nghiệm, còn lại sẽ bán online, qua website của DN và qua các sàn thương mại điện tử. DN tập trung bán hàng livestream để sản phẩm tiếp cận trực tiếp khách hàng nhanh, đồng thời tổ chức bán hàng qua KOLs để tăng độ nhận diện và đa dạng phong cách”, ông Việt cho biết.

Không chỉ Việt Thắng Jean, nhiều DN xuất khẩu dệt may đang định vị lại, đẩy mạnh phát triển thị trường nội địa. Từ cuối năm ngoái và đầu năm nay, Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến, Tổng Công ty May 10, Công ty May Nhà Bè, Công ty May An Phước…phát triển thêm mạng lưới bán hàng trong nước.

Sau khi mở chuỗi cửa hàng Viettien House tại thị trường nội địa, mới đây, Tổng công ty cổ phần May Việt Tiến khai trương Viettien Mall ở Quận 12 với tổng diện tích 2.000m2, tạo điểu kiện trải nghiệm, lựa chọn cho khách hàng. Tổng Công ty May 10 cũng liên tục mở cửa hàng mới và ra mắt các nhãn hàng thời trang mới cho từng phân khúc khách hàng trong nước.

Tăng thị phần nội địa không dễ

Nhiều hãng thời trang ngoại cũng tăng cường mở rộng thị trường ở Việt Nam. Mới đây, một số thương hiệu thời trang lớn của Hàn Quốc, Italy đã xuất hiện và thu hút giới trẻ quan tâm. Trước đó, hàng chục thương hiệu thời trang nước ngoài, từ hàng trung bình đến cao cấp như Chanel, Mango, Zara, H&M, Uniqlo …cũng đã có mặt tại Việt Nam, chiếm lĩnh các vị trí đắc địa tại các đô thị lớn.

Chị Huỳnh Tuyết thường mua quần áo thời trang chia sẻ, hàng của Việt Nam không đa dạng nên rất khó để bắt trend kịp với thương hiệu nước ngoài. So về giá có thể rẻ hơn Zara, Uniqlo… nhưng thời trang Việt Nam thường may theo kiểu truyền thống, không đa dạng. “Trong khi hàng nhập khẩu mẫu mã luôn mới, cập nhật liên tục, còn hàng trong nước có khi người ta ra mẫu mã mới vẫn chưa ra kịp”, chị Tuyết nhận xét.

DN trong nước có lợi thế hiểu thị trường và văn hóa tiêu dùng nhưng tiềm lực tài chính mỏng, khó cạnh canh với DN ngoại. Thêm vào đó, từ trước tới nay có đến 80% DN dệt may nội địa sản xuất hàng hóa xuất khẩu, gia công hoặc mua nguyên liệu, bán thành phẩm (FOB) nên giờ trực tiếp bán hàng, phân phối sản phẩm tại thị trường nội địa gặp khó khăn. Khi DN xây dựng thương hiệu ở thị trường nội địa, tự thiết kế mẫu mã, khó theo kịp xu hướng thời trang thay đổi liên tục.

Dệt may vào cuộc đua giành “miếng bánh ngon” - Ảnh 2.

Các nhãn hàng thời trang của DN nước ngoài liên tục cập nhập mẫu mới, đáp ứng thị hiếu giới trẻ. Ảnh: Lệ Hằng.

Bà Nguyễn Thị Tuyết Mai, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS), Trưởng Văn phòng đại diện VITAS tại phía Nam cho rằng, DN nội phải thay đổi cách kinh doanh, nếu cứ làm theo cách truyền thống sẽ không thể cạnh tranh được với DN ngoại.

“DN may phải có bộ phận thiết kế tốt, có đội ngũ biết tìm nguồn vải phù hợp để làm ra sản phẩm mang thương hiệu riêng. DN xác định cạnh tranh với thương hiệu quốc tế ngay tại Việt Nam, bởi vì họ hiểu biết thị trường nội địa còn hơn cả người Việt Nam. Đối với lĩnh vực kinh doanh thương mại điện tử, DN cần phải có đội ngũ riêng chuyên bán hàng thương mại điện tử và bộ phận này không thể có quy mô nhỏ”, bà Mai chỉ rõ.

Việt Nam đứng thứ 3 trên thế giới về xuất khẩu hàng dệt may với nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, thị trường trong nước với 100 triệu dân đang là “miếng bánh ngon”. Để chiếm lĩnh thị trường nội địa. DN phải nhanh chóng nắm bắt, đáp ứng xu hướng thời trang, thiết kế tốt, xây dựng thương hiệu, marketing chuyên nghiệp hơn, đa dạng hóa sản phẩm và kênh phân phối...

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Miền Bắc chuyển mưa rét từ đêm nay

Từ đêm nay không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt giảm sâu ở miền Bắc, trời chuyển rét, đồng thời có mưa rào rải rác. Trong sáng nay, khu vực Đông Bắc Bộ cũng có mưa nhỏ, mưa phùn. Các khu vực khác trên cả nước ngày nắng, riêng Nam Bộ, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ nắng nóng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Lại phát hiện đối tượng "kiếm sống" bằng nghề rao bán clip quay lén phụ nữ, địa bàn hoạt động là các trung tâm thương mại, thu về hơn 1 triệu USD

Ngày 14/2, một người đàn ông ở Kyoto (Nhật Bản) đã bị bắt vì nghi ngờ có hành động quay lén hơn 100 phụ nữ. Cảnh sát tin rằng, anh ta kiếm được khoảng 150 triệu yên (1,1 triệu đô la) bằng cách bán các đoạn phim trong khoảng thời gian 12 năm qua.

Startup dạy trẻ em về tài chính của cựu giám đốc công nghệ Google cùng cựu nhân viên Deutsche Bank, lọt mắt xanh của Visa

Little Wallet là một startup Fintech có trụ sở tại Singapore, với sứ mệnh nâng cao hiểu biết về tài chính cho trẻ em và thanh thiếu niên. Startup này được sáng lập bởi Rahul Sharma – cựu nhân viên ngân hàng, với hơn 25 năm kinh nghiệm fintech, làm việc cho DBS, Deutsche Bank, cùng với Phoebe Trần – giám đốc công nghệ với hơn 15 năm kinh nghiệm làm việc cho Facebook và Google.

Một tập đoàn bất động sản lớn bất ngờ thông báo trả lương nhân viên bằng voucher, hoặc chỉ trả 30-50% bằng tiền mặt nếu muốn nhận lương đúng ngày

CBNV nếu muốn lãnh lương bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản thì công ty sẽ căn cứ kế hoạch dòng tiền để cân đối và chi theo từng đợt từ 30 – 50% mức tiền lương thực lãnh và có thể trễ hơn quy định từ 2 – 5 tuần làm việc.