Xã hội

Dẹp cà phê đường tàu: Thà đau một lần…

Thông tin chính quyền Hà Nội sẽ thu hồi toàn bộ những giấy phép đăng ký kinh doanh đã cấp cho các hộ dân kinh doanh ở khu vực đường tàu vì vi phạm hành lang an toàn đường sắt… đang nhận được sự quan tâm sâu sắc dư luận.

Những năm vừa qua, ngày càng có nhiều khách du lịch đến những điểm đến mới, ít nổi tiếng để khám phá những trải nghiệm mạo hiểm mới lạ. Những đỉnh núi hùng vĩ như Mã Pí Lèng (Hà Giang), Lang Biang (Lâm Đồng), Fansipan (Lào Cai), Pia Oắc (Cao Bằng), Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Mẫu Sơn (Lạng Sơn)… là những điểm lý tưởng cho các hoạt động leo núi, treckking (đi bộ) xuyên rừng…

Hoặc hệ thống hang động như hang Sơn Đoòng, động Phong Nha- Tiên Sơn, động Thiên đường, Tú Làn (Quảng Bình) thu hút những người thích khám phá hang động. Bờ biển dài hơn 3.000km thích hợp cho việc tổ chức các hoạt động đua thuyền, lướt ván, lặn biển…

Dẹp cà phê đường tàu: Thà đau một lần… - Ảnh 1.

Du khách đi dạo ngay dưới lòng đường tàu. Ảnh: Quốc Tuấn

Đặc biệt, một loại hình du lịch mạo hiểm đang thu hút khá đông du khách trong nước và quốc tế trải nghiệm ở ngay lòng Thủ đô Hà Nội đó là “cà phê đường tàu”. Ở “cà phê đường tàu” người dân, du khách thong dong ngồi nhâm nhi ly cà phê, gọi vài chai bia và trông ngóng ra ngoài như đang chờ điều gì đó. Dường như đã quen với “tử thần” chỉ cách cửa nhà vài bước chân, nhiều người đang khá chủ quan.

Mặt khác, không ai phủ nhận việc kinh doanh cà phê khu đường tàu mang lại việc làm, kinh tế cho người dân. Khi mà mỗi ngày, ước tính trên “xóm đường tàu” có hàng trăm lượt khách đến “ngắm” tàu chạy, tận hưởng cảm giác mạnh mỗi lần tàu vụt qua ở khoảng cách rất gần.

Thậm chí, càng gần giờ tàu đến vào mỗi buổi chiều, khách du lịch đổ về đây càng đông. Hàng trăm người tập trung bất chấp tiếng còi rít, bất chấp những cảnh báo đứng tràn ra đường ray ngóng chờ đoàn tàu chạy qua để chộp cho được một bức ảnh độc, ảnh lạ rồi khoe với bạn bè, chứng tỏ mình đã chinh phục được một mốc trải nghiệm mới.

Dẹp cà phê đường tàu: Thà đau một lần… - Ảnh 2.

Bàn ghế cho khách ngồi uống cà phê chỉ cách lòng đường tàu khoảng 30 cm. Ảnh: Quốc Tuấn

Có thể nói, trong thời điểm ngành du lịch mới “gượng dậy” sau một thời gian dài “ngủ yên” vì đại dịch COVID-19 thì việc phát triển những địa điểm, sản phẩm du lịch độc đáo lại rất quan trọng và cần thiết.

Chẳng thế mà, một số chuyên gia văn hóa cho rằng: “Xóm “cà phê đường tàu” vừa là nơi để du khách thưởng thức đồ uống, nơi để hòa mình vào không gian cuộc sống dân dã, nơi để check-in những tấm hình “sống ảo”. Đó được xem như một “điểm nhấn” níu chân du khách nước ngoài khi ghé thăm Hà Nội. Đặc biệt, khi Thủ đô Hà Nội lại đang là nơi cần đẩy mạnh thu hút khách du lịch quốc tế”.

Thành thử, vấn đề dẹp bỏ những quán “cà phê đường tàu” dù đã được “rục rịch” cách đây vài năm, nhưng đến thời điểm hiện tại khi chính quyền địa phương quyết định sẽ “thu hồi giấy phép” trong vòng 3 ngày vẫn tạo ra nhiều phản ứng trái chiều, trong đó có sự luyến tiếc, không đồng ý.

Có điều, không phải vì thế chúng ta thực hiện duy trì bằng mọi giá, thậm chí cả vi phạm pháp luật. Hãy nhớ, chúng ta đã có Luật Đường sắt, Luật An toàn giao thông và nhiều quy định khác quy định về an toàn hành lang các tuyến đường giao thông, trong đó hành lang an toàn của đường sắt quy định là 3 mét.

Và đã từng có chuyện đoàn tàu xuất phát từ ga Hà Nội đi Hải Phòng buộc phải dừng khẩn cấp trong thời gian ngắn để khách du lịch và người dân kịp sơ tán, tránh tàu tại “phố đường tàu” Phùng Hưng (Hà Nội).

Tức là, hiện nay các quán tại khu vực “cà phê đường tàu” đều vi phạm hành lang an toàn đường sắt. Hãy nghĩ xem, từ chỗ mạo hiểm, hoang dã tới bất chấp an toàn cho tính mạng của mình và người khác thì có đáng? Vì thế, dưới con mắt các chuyên gia giao thông và người dân thì việc giữ lại “cà phê đường tàu” ở Hà Nội để bảo tồn nét độc đáo là không hợp lý.

Giờ có nói gì đi nữa thì việc dẹp bỏ “cà phê đường tàu” rất khó khi mà lỗi xuất phát từ vấn đề “tiền” quy hoạch và người dân đã bám trụ ở đây từ lâu, cộng với việc kinh doanh cà phê trở thành nguồn thu nhập chính của họ. Muốn giữ lại “cà phê đường tàu” thì tất thảy mọi người từ cơ quan quản lý đến người bán hàng, du khách cần phải nâng tầm trách nhiệm.

Ngược lại, chúng ta vẫn phải chấp nhận “đau một lần” để đảm bảo tính thượng tôn pháp luật và an toàn cho người cả người dân lẫn du khách.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (11/5), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 122 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất 120 triệu đồng/lượng.

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Triệu phú nghỉ hưu ở tuổi 34: ‘Làm giàu không khiến tôi hạnh phúc hơn’

Tác giả, triệu phú tự thân Sam Dogen đã khiến những người xung quanh không khỏi bất ngờ khi quyết định “nghỉ hưu non” ở tuổi 34, vào thời kỳ đỉnh cao sự nghiệp. Ông thích chia sẻ những điều mang lại niềm vui cho bản thân hơn là sự giàu có. Những năm tháng quyết tâm theo đuổi những điều mới mẻ và đương đầu với những thách thức của Sam cuối cùng đã được đền đáp.

Hồ Tràm - Điểm đến nổi bật trong mùa du lịch MICE cuối năm

Trong giai đoạn nước rút cuối năm, du lịch kết hợp sự kiện, hội nghị, hội thảo (MICE) dần sôi động trở lại do nhu cầu quảng bá thương hiệu, gia tăng mối quan hệ với đối tác và thắt chặt mối liên hệ khăng khít giữa các nhân viên của các doanh nghiệp tăng cao. Trong đó, Hồ Tràm nổi lên như một điểm đến lý tưởng cho loại