Xã hội

Đến năm 2026: Bổ sung 65.980 biên chế giáo viên cho các địa phương

Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng vừa ký ban hành Quyết định 71 của Bộ Chính trị về tổng biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022 – 2026.

Bộ Chính trị quyết định tổng biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022 – 2026 (không bao gồm biên chế công an, quân đội và người hoạt động không chuyên trách cấp xã, thôn, tổ dân phố) đến hết năm 2026 là 2.234.720 biên chế.

Trong đó có 336.328 biên chế cán bộ, công chức; 1.680.677 biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Trong tổng biên chế viên chức được giao có 65.980 biên chế giáo viên bổ sung cho các địa phương cả giai đoạn này. Ngoài ra còn có 686 biên chế các hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ ở Trung ương; 205.571 cán bộ, công chức cấp xã; 1.358 biên chế công đoàn tạm giao các địa phương.

Cụ thể, các cơ quan Đảng, MTTQ, các tổ chức chính trị xã hội ở Trung ương được giao 6.285 biên chế gồm: 3.335 cán bộ, công chức; 2.950 viên chức. Khối Quốc hội được giao 1.061 biên chế gồm: 787 cán bộ, công chức; 274 viên chức.

Chính quyền địa phương được giao 1.908.882 biên chế gồm: 140.826 cán bộ, công chức; 1.562.485 viên chức. Khối Chính phủ có 210.830 biên chế gồm: 102,614 cán bộ, công chức; 107,530 viên chức.

TAND tối cao có 15.237 biên chế; VKSND tối cao có 15.860 biên chế; Kiểm toán Nhà nước có 2.109 biên chế; Văn phòng Chủ tịch nước có 90 biên chế.

Ngoài ra, Bộ Chính trị cũng quyết định số biên chế dự phòng cho giai đoạn này là 10.100 biên chế gồm 1.700 công chức và 8.400 viên chức.

Trước đó, Bộ Chính trị cũng có kết luận 40 về nâng cao hiệu quả công tác quản lý biên chế của hệ thống chính trị giai đoạn 2022-2026. Kết luận nêu rõ, giai đoạn 2021 - 2026, toàn hệ thống chính trị tinh giản ít nhất 5% biên chế cán bộ, công chức và ít nhất 10% biên chế viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Đối với các cơ quan, tổ chức, địa phương, đơn vị chưa thực hiện giảm đủ 10% biên chế giai đoạn 2016 - 2021 thì phải đồng thời vừa thực hiện mục tiêu tinh giản biên chế giai đoạn 2022 - 2026, vừa phải tiếp tục thực hiện chỉ tiêu tinh giản biên chế giai đoạn 2016 - 2021. Những nơi thực hiện vượt chỉ tiêu giai đoạn 2016 - 2021 thì phần vượt được tính vào kết quả thực hiện giai đoạn 2022 - 2026.


Các tin khác

VN-Index vượt 1.300 điểm

3 phiên tăng liên tiếp giúp VN-Index lấy lại mốc 1.300 điểm sau khi đánh mất trong nhịp điều chỉnh mạnh vì biến động thuế quan cách đây một tháng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (11/5), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 122 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất 120 triệu đồng/lượng.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Novaland hoàn tất M&A 2 công ty, có thêm nguồn thu nghìn tỷ từ 6 dự án

Song song với việc phát triển các đại đô thị trọng điểm, Novaland đã liên tục mở rộng quỹ đất và chuẩn bị triển khai các dự án mới thông qua M&A. Trong nửa đầu năm, Novaland đã chi hơn 16.000 tỷ đồng góp vốn vào các đơn vị khác (con số này ở cùng kỳ gần 7.500 tỷ đồng).

Novaland lãi 1.818 tỷ đồng quý II

Doanh thu quý II được ghi nhận từ bàn giao các dự án như NovaWorld Phan Thiet, Aqua City, NovaWorld Ho Tram, NovaHills Mui Ne, Soho Residence và Victoria Village.

Địa điểm lọt top khách sạn thành phố tốt nhất Việt Nam: Vị trí đắc địa, phòng ngủ lấy cảm hứng từ hoa sen, ẩm thực hội tụ tinh hoa từ Đông sang Tây

Đứng đầu trong danh sách 10 khách sạn thành phố tốt nhất tại Việt Nam là khách sạn 5 sao đẳng cấp quốc tế từng đoạt nhiều giải thưởng, đồng thời là lựa chọn lưu trú yêu thích của du khách trong và ngoài nước nhiều năm qua.