Xã hội

Đề xuất tạm dừng yêu cầu xét nghiệm COVID-19 với người nhập cảnh đường không

 

 Bộ Y tế đang đề xuất việc tạm dừng yêu cầu xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với người nhập cảnh theo đường hàng không.

Theo GS.TS Phan Trọng Lân, đề xuất này được đưa ra dựa trên bối cảnh tình hình dịch bệnh, tỉ lệ tiêm chủng vaccine phòng COVID-19 và khả năng đáp ứng với dịch bệnh của nước ta. Đồng thời, đề xuất được đưa ra trên cơ sở thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ quy định tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

Bộ Y tế đã lấy ý kiến của Hiệp hội Vận tải hàng không Quốc tế, Cục Hàng không Việt Nam và các đơn vị liên quan về việc tạm dừng yêu cầu xét nghiệm SARS-CoV-2 đối với người nhập cảnh theo đường hàng không.

Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cũng cho biết, đến nay có khoảng 50% quốc gia, vùng lãnh thổ đã tạm dừng thực hiện yêu cầu xét nghiệm trước khi nhập cảnh. Chính vì vậy, việc đề xuất tạm dừng yêu cầu xét nghiệm SARS-CoV-2 trước khi nhập cảnh theo đường hàng không cũng là hài hòa với các nước trên thế giới, các tổ chức quốc tế và nhằm thống nhất giữa các đơn vị chuyên môn, kỹ thuật liên quan về áp dụng các biện pháp phòng chống dịch COVID-19 với người nhập cảnh. Đồng thời, việc này cũng được áp dụng triển khai một cách linh hoạt phù hợp từng giai đoạn dịch bệnh.

Trước đó, Bộ Y tế đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan liên quan thực hiện việc tạm dừng áp dụng khai báo y tế với dịch bệnh COVID-19 tại tất cả các cửa khẩu của Việt Nam đối với người nhập cảnh kể từ 00h00 ngày 27/4.

 

Duy trì giám sát hành khách nhập cảnh tại các cửa khẩu theo quy định tại Nghị định số 89/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm về kiểm dịch y tế biên giới...

Bộ Y tế cũng đã có văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo các cơ quan liên quan tạm dừng việc áp dụng khai báo y tế nội địa từ ngày 30/4/2022. 

Mới đây, Văn phòng Chính phủ ban hành văn bản số 2881/VPCP-KGVX gửi Bộ Y tế về việc thông tin, báo chí và dư luận liên quan. Trong đó, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Y tế nghiên cứu xem xét điều chỉnh biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Cụ thể, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Văn phòng Chính phủ chuyển Báo cáo số 386/2022/TTĐT ngày 6/5/2022 của Cổng Thông tin điện tử Chính phủ đến Bộ Y tế để nghiên cứu xử lý, trong đó lưu ý xem xét điều chỉnh biện pháp phòng, chống dịch 5K cho phù hợp với tình hình thực tế và kinh nghiệm quốc tế về phòng, chống dịch COVID-19; tăng cường công tác thanh tra, kiểm soát tình trạng thuốc giả trên thị trường. 

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Tại sao người ngoài hành tinh chưa bao giờ đến thăm Trái đất?

TTO - Tuần tới, Quốc hội Mỹ sẽ tổ chức phiên điều trần về UFO (vật thể bay không xác định). Trang tin Political của Mỹ cũng nhấn mạnh nội dung trên bằng hàng tít lớn: 'Một trong những bí ẩn lớn nhất của thời đại chúng ta'.

Đồng Ruble tăng giá mạnh nhất thế giới

Tính từ đầu năm 2022 đến nay, tỷ giá đồng Ruble tăng hơn 11% so với đồng USD, khiến đây là loại tiền tệ tăng giá mạnh nhất trong số 31 tiền tệ lớn được theo dõi.

Góc nhìn chuyên gia: Chuyên gia hay các quỹ lớn cũng sai rất nhiều, bài học đầu tiên trên thị trường là cắt lỗ

Theo ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó Tổng Giám đốc CTCP Chứng khoán Kiến thiết Việt Nam biết thời điểm cắt lỗ sẽ bảo vệ được mọi người trong suốt quá trình đầu tư. Trong trường hợp ta xác định sẽ sai nhiều hơn đúng thì những lần sai cần phải giới hạn số lượng thua lỗ.

Ồ ạt rút BHXH một lần: Phải thay đổi cách tính lương hưu

Nhiều bạn đọc Báo Người Lao động đề nghị cần điều chỉnh cách tính hưởng lương hưu, vì thực tế rất nhiều người tham gia công tác có số năm cao hơn nhiều người nhưng số lương lưu nhận được ít hơn người có số năm ít hơn.