Xã hội

Đề xuất đầu tư công 5.886 tỷ đồng xây cao tốc Cao Lãnh - An Hữu

Bộ Giao thông vận tải vừa có tờ trình đề nghị Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Bbo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cao tốc Cao Lãnh - An Hữu, giai đoạn 1, thông tin từ Báo Đầu tư.

Theo đề xuất mới nhất của Bộ Giao thông vận tải, dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Cao Lãnh - An Hữu có điểm đầu giao với tuyến cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh tại huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp; điểm cuối giao với tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận tại huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.

Tổng chiều dài tuyến là 27,43 km, trong đó đoạn qua tỉnh Đồng Tháp là 18,2 km và tỉnh Tiền Giang là 9,23 km.

Bộ Giao thông vận tải kiến nghị đầu tư phân kỳ mặt cắt ngang quy mô 4 làn xe, chiều rộng nền 17 m, bố trí làn dừng xe khẩn cấp không liên tục, bảo đảm tốc độ khai thác 80 km/h, toàn bộ các yếu tố hình học, kỹ thuật đáp ứng tiêu chuẩn đường ô tô cao tốc với tốc độ thiết kế 100 km/h.

Sơ bộ tổng mức đầu tư dự án giai đoạn 1 khoảng 5.886 tỷ đồng, bao gồm chi phí xây dựng và thiết bị là 4.016 tỷ đồng; chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư là 856 tỷ đồng; chi phí quản lý dự án, tư vấn, chi phí khác là 321 tỷ đồng; chi phí dự phòng là 693 tỷ đồng.

Bộ cho biết suất vốn đầu tư của dự án cao tốc Cao Lãnh - An Hữu khoảng 158 tỷ đồng/km, so sánh với các dự án lân cận thì suất vốn đầu tư của tuyến này thấp hơn suất đầu tư của dự án Trung Lương - Mỹ Thuận (khoảng 172,8 tỷ đồng/km); cao hơn dự án cao tốc Mỹ An - Cao Lãnh (khoảng 138,5 tỷ đồng/km) do tỷ lệ chiều dài cầu/km lớn hơn.

Bộ Giao thông vận tải kiến nghị Chính phủ triển khai đầu tư dự án theo hình thức đầu tư công, sau khi hoàn thành xây dựng phương án để thu hồi vốn nhà nước.

Dự kiến nhu cầu bố trí vốn trong giai đoạn từ năm 2022 đến năm 2025 khoảng 3.486,8 tỷ đồng (khoảng 59,2% sơ bộ tổng mức đầu tư), chuyển tiếp, hoàn thành trong giai đoạn 2026 - 2030 khoảng 2.399,2 tỷ đồng.

Giai đoạn 2021 - 2025, Bộ Giao thông vận tải dự kiến bố trí vốn thực hiện từ nguồn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đã bổ cho Dự án và Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Bộ đã chỉ đạo Tư vấn xây dựng, dự kiến tiến độ chuẩn bị dự án năm 2022; khởi công năm 2023 và cơ bản hoàn thành năm 2026.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất năm 2022

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái vừa ký Nghị định số 34/2022/NĐ-CP ngày 28/5/2022 gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất trong năm 2022.

Chuyển đổi năng lượng còn chậm: Đâu là giải pháp?

VOV.VN - “Chuyển đổi năng lượng còn chậm” là một trong những hạn chế, khó khăn, thách thức trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021 và những tháng đầu năm 2022 được Chính phủ báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội khoá XV.

G7 đạt thoả thuận cụ thể về việc loại bỏ than đá

Các Bộ trưởng Môi trường nhóm nước phát triển G7 nhóm họp tại Đức vừa ra thông báo đạt được các thảo thuận cụ thể về lộ trình loại bỏ than đá, đồng thời thúc đẩy việc sản xuất năng lượng tái tạo, bảo vệ đa dạng sinh học.