Xã hội

Đề xuất chi 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non 3 đến 5 tuổi

Tóm tắt:
  • Tổng dự toán kinh phí cho phổ cập giáo dục mầm non giai đoạn 2026-2030 là 116.314 tỷ đồng.
  • Riêng kinh phí xây dựng, trang thiết bị, đồ dùng là 91.872,5 tỷ đồng.
  • Chính sách hỗ trợ gồm ưu đãi trẻ em mẫu giáo và hỗ trợ cán bộ, giáo viên.
  • Nhu cầu kinh phí hỗ trợ tuyển dụng giáo viên là gần 2.828 tỷ đồng mỗi năm.
  • Cần xây thêm gần 50.000 chỉ tiêu giáo viên và nhiều phòng học mới theo kế hoạch.

Tiếp tục chương trình phiên họp, sáng 17/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết Quốc hội về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi.

Nêu tờ trình, Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho biết, dự thảo nghị quyết đưa ra hai chính sách cụ thể.

Trong đó, chính sách 1 ưu đãi đối với trẻ em mẫu giáo trong độ tuổi thực hiện phổ cập, đảm bảo tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo được huy động đến cơ sở giáo dục mầm non để được nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; còn chính sách 2 dành cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên.

Đề xuất chi 116 nghìn tỷ phổ cập giáo dục mầm non 3 - 5 tuổi - Ảnh 1.

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn.

Theo ông Sơn, nhu cầu kinh phí thực hiện chính sách đối với trẻ em mẫu giáo là 1.062 tỷ/năm, trong đó, hỗ trợ chi phí học tập 116,9 tỷ, tiền ăn trưa 945 tỷ/năm.

Về kinh phí hỗ trợ tuyển dụng giáo viên mẫu giáo, số kinh phí cần Nhà nước hỗ trợ để thu hút giáo viên 2.827,6 tỷ đồng, kinh phí hỗ trợ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên thực hiện nhiệm vụ phổ cập là 3.296,8 tỷ/năm.

Về kinh phí kiên cố hóa trường, lớp học, Bộ trưởng cho biết, sẽ xây dựng 24.228 phòng học cấp mầm non, thay thế các phòng học tạm thời, phòng học tạm…với nhu cầu vốn khoảng 26.651 tỷ đồng;

Đồng thời, xây dựng bổ sung đủ số phòng học trên lớp và số học sinh mỗi lớp không vượt quá quy định của từng cấp học: Xây dựng 25.412 phòng học cấp học mầm non; với nhu cầu vốn khoảng 27.953 tỷ đồng…

“Như vậy, tổng kinh phí cần để thực hiện phổ cập cho trẻ từ 3 - 5 tuổi về lĩnh vực cơ sở vật chất để đảm bảo điều kiện tối thiểu theo quy định (chuẩn tối thiểu) là 91.872,5 tỷ đồng (thời gian thực hiện 2026 - 2030)”, ông Sơn cho hay.

Đề xuất chi 116 nghìn tỷ phổ cập giáo dục mầm non 3 - 5 tuổi - Ảnh 2.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh.

Nguồn tài chính và nhân lực rất lớn

Thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh cho biết, theo tờ trình của Chính phủ, để triển khai thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo từ 3 đến 5 tuổi, Nhà nước phải bảo đảm nguồn tài chính và nguồn nhân lực rất lớn.

Theo tính toán, tổng dự toán kinh phí để thực hiện phổ cập giáo dục mầm non 3 đến 5 tuổi (giai đoạn 2026-2030) là 116.314,1 tỷ đồng. Trong đó, tổng kinh phí chi đầu tư xây dựng trường, lớp, bổ sung thiết bị, đồ dùng, đồ chơi bảo đảm điều kiện tối thiểu theo quy định là 91.872,5 tỷ đồng.

“Thường trực Ủy ban cho rằng, cần xác định lộ trình theo từng năm học trong giai đoạn 2026-2030, lộ trình này cần được quy định trong Nghị quyết để có cơ sở lập kế hoạch chuẩn bị các điều kiện bảo đảm như xây dựng trường, lớp; kinh phí thực hiện xây dựng trường, lớp theo đề án hằng năm...”, ông Vinh cho hay.

Về đội ngũ giáo viên mầm non , theo đánh giá tác động dự kiến tổng biên chế còn thiếu đến năm 2030 là 47.949 chỉ tiêu. Số biên chế Bộ Chính trị đã đồng ý bổ sung giai đoạn 2022 - 2026 là 26.522 biên chế/65.980 biên chế giáo viên. Như vậy, số biên chế cần bổ sung giai đoạn 2026-2030 là 21.427 chỉ tiêu.

Thường trực Ủy ban đề nghị đánh giá số lượng giáo viên mầm non, khả năng bố trí biên chế; xác định cụ thể số lượng giáo viên mầm non thiếu cần bổ sung hằng năm phù hợp với lộ trình phát triển trường, lớp.

Các tin khác

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

Sáng nay (20/4), cả vàng SJC và vàng nhẫn đều giảm mạnh, bằng giá nhau ở mốc 114 triệu đồng/lượng. Hiện, giá vàng, trong nước vẫn cao hơn thế giới hơn 9 triệu đồng/lượng.

Giá vàng đang tăng rất mạnh

Sáng nay (18/4), giá vàng SJC được các doanh nghiệp kinh doanh vàng điều chỉnh tăng mạnh. Tuy nhiên, cùng loại vàng SJC là thương hiệu quốc gia nhưng giá bán ra lại khác nhau, thậm chí có doanh nghiệp niêm yết cao nhất lên tới 121 triệu đồng/lượng.

Cảnh báo hệ luỵ từ trục lợi bảo hiểm

Thông tin một người phụ nữ ở Quảng Nam bị điều tra vì liên quan đến cái chết của con trai và hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, đã thu hút sự chú ý của dư luận. Sự việc không chỉ khiến nhiều người giật mình mà còn đặt ra cảnh báo về vấn nạn trục lợi bảo hiểm ngày càng phức tạp hiện nay.

Petrovietnam phát động tháng công nhân, an toàn, vệ sinh lao động

Ngày 17/4, Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) tổ chức Lễ Phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn - Vệ sinh - Lao động năm 2025. Với chủ đề “Người lao động Dầu khí đồng lòng đổi mới, vững vàng vươn xa”, các hoạt động trong Tháng Công nhân 2025 được triển khai sâu rộng, thiết thực tại tất cả công đoàn cơ sở, hướng đến nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, đảm bảo an toàn và sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động.

Xây dựng mỗi gia đình phải là một "pháo đài" phòng, chống ma túy

Đó là chỉ đạo của ông Trần Cẩm Tú, Thường trực Ban Bí thư T.Ư Đảng tại hội nghị quán triệt Kết luận số 132-KL/TW ngày 18.3.2025 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16.8.2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.

Vụ gần 600 loại sữa giả: Từng kiểm tra nhưng chưa phát hiện vi phạm

Theo lãnh đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm - Sở Y tế TP. Hà Nội, trong gần 600 loại sữa giả cơ quan công an thông tin, qua rà soát có 71 sản phẩm được đăng ký công bố tại Hà Nội. Chi cục này từng kiểm tra các mẫu của Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group nhưng chưa phát hiện vi phạm.