Xã hội

ĐBQH băn khoăn tính khả thi của việc xây 2.000 km cao tốc trong 3 năm

Với mục tiêu cả nước có 3.000 km đường cao tốc vào năm 2025, trong khi hiện tại mới có 1.290 km, Chính phủ và Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) đã đặt mục tiêu hoàn thành thêm gần 2.000 km cao tốc chỉ trong hơn 3 năm.

Trong buổi chất vấn ngày 9/6, nhiều đại biểu Quốc hội băn khoăn về tính khả thi của việc triển khai đồng loạt gần 2.000 km cao tốc chỉ trong giai đoạn 2021-2025. Có đại biểu còn yêu cầu Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể phải nêu rõ ra cả nước có bao nhiêu nhà thầu xây dựng, bao nhiêu máy móc thiết bị để đáp ứng tiến độ.

Trong khi đó, đại biểu Nguyễn Văn Thân đặt câu hỏi "cơ bản hoàn thành là hoàn thành bao nhiêu phần trăm của dự án" trước thông tin hàng loạt dự án cao tốc được khẳng định "cơ bản hoàn thành" vào năm 2025.

 Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể. (Ảnh: VGP).

Trả lời về việc Bộ GTVT có những giải pháp nào để đảm bảo thực hiện mục tiêu xây dựng 2.000 km đường cao tốc giai đoạn 2021-2025, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể khẳng định kế hoạch triển khai 2.000 km cao tốc là rất lớn và khó khăn không ít. Nhưng với kinh nghiệm của ngành cùng với sự tham mưu của các bộ, ngành cho Chính phủ, ngành giao thông vận tải sẽ cố gắng hoàn thành đúng tiến độ.

Lãnh đạo Bộ GTVT cho biết, trong 2.000 km giai đoạn này có 1.200 km đã hoàn thành và đang triển khai 800 km. Như vậy, tính đến hết nhiệm kỳ, cả nước sẽ có khoảng 4.000 km đường cao tốc. Bộ trưởng cũng thừa nhận có áp lực khá lớn nhưng khi thực hiện không lo thiếu vốn do theo Luật Đầu tư công là phải cân đối đủ vốn mới được phê duyệt đầu tư dự án.

Theo Bộ trưởng, giải phóng mặt bằng cũng là thách thức, khi dự án giao thông đi qua nhiều địa phương. Các tỉnh có dự án đường cao tốc cần phải tập trung toàn lực để thực hiện giải phóng mặt bằng để có điều kiện thi công dự án.

Đại biểu Nguyễn Hoàng Anh (Gia Lai) đề nghị Bộ trưởng GTVT cho biết ở Việt Nam hiện có bao nhiêu nhà thầu và thiết bị để có thể thi công đồng loạt các dự án và nếu không đảm bảo tiến độ thì trách nhiệm của Bộ trưởng GTVT như thế nào.

Bộ trưởng Thể trả lời: "Tôi xin báo cáo thật, trang web của Cục Quản lý hoạt động xây dựng, Bộ Xây dựng đã nêu đầy đủ danh mục nhà thầu về giao thông. Trong đó có 48 nhà thầu đã từng làm dự án giao thông cấp 1. Họ có thể làm được dự án từ 1.000 đến 5.000 tỷ đồng. Với lực lượng đông đảo như thế hoàn toàn có thể đấu thầu để lựa chọn. Ngoài ra còn hàng trăm nhà thầu nhỏ có thể tham gia".

Trả lời đại biểu Dương Khắc Mai về giải pháp đảm bảo tiến độ dự án, Bộ trưởng Thể khẳng định việc chậm trễ hiện nay và chậm trước đây là khác nhau.

Trước đây, các dự án bố trí nhỏ giọt, có khi là 5 năm thì kéo dài 7-8 năm, "thi công hoài không xong". Hiện, Luật Đầu tư công mới đã đảm bảo bố trí đủ tiền cho dự án từ khi Quốc hội hoặc Chính phủ biểu quyết. Yếu tố làm chậm dự án chỉ còn là khâu tổ chức thực hiện và ảnh hưởng thời tiết, địa chất....

"Vốn đã có thì sẽ cố gắng thanh toán đủ. Thời gian đã có thì cố gắng bám sát, kịp thời giải quyết vướng mắc để khắc phục tình trạng chậm tiến độ. Chúng tôi có niềm tin từ nay về sau vấn đề chậm tiến độ của các dự án sẽ được giảm nhẹ", Bộ trưởng Thể nói.

 Phó Thủ tướng Lê Văn Thành. (Ảnh: VGP).

Cùng làm rõ vấn đề này, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành nhấn mạnh mục tiêu cả nước phải có 3.000 km đường cao tốc vào năm 2025 và 5.000 km cao tốc vào năm 2030. 

Về các danh mục triển khai đường cao tốc trong giai đoạn 2021 – 2025 sẽ tập trung một số dự án lớn. Đó là, tuyến cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 (654 km), tuyến cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 (729 km) và Chính phủ đã trình Quốc hội kỳ họp này 5 tuyến cao tốc (549 km).

Như vậy tổng chiều dài toàn bộ các tuyến cao tốc đã và đang triển khai là 1.932 km. Số km cao tốc đã hoàn thành tới thời điểm hiện nay là 1.290 km. Phó Thủ tướng cho biết, cả các công trình đã đưa vào khai thác và các công trình đang triển khai chúng ta sẽ có 3.222 km đường cao tốc (số đã hoàn thành và đang triển khai).

Về các danh mục triển khai đường cao tốc trong giai đoạn 2021 – 2025 sẽ tập trung một số dự án lớn. Đó là, tuyến cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020 (654 km), tuyến cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 (729 km) và Chính phủ đã trình Quốc hội kỳ họp này 5 tuyến cao tốc (549 km).

Như vậy tổng chiều dài toàn bộ các tuyến cao tốc đã và đang triển khai là 1.932 km. Số km cao tốc đã hoàn thành tới thời điểm hiện nay là 1.290 km. Phó Thủ tướng cho biết, cả các công trình đã đưa vào khai thác và các công trình đang triển khai chúng ta sẽ có 3.222 km đường cao tốc (số đã hoàn thành và đang triển khai).

Phó thủ tướng Lê Văn Thành cho biết khối lượng đường cao tốc phải thi công ở giai đoạn 2021-2025 lớn gấp 4 lần so với giai đoạn 2015-2020. Chi phí đầu tư cho các dự án cũng gấp gần 4 lần. Nhiệm vụ khó khăn nhưng đổi lại là cả nước sẽ thông được toàn bộ tuyến cao tốc Bắc - Nam với tổng chiều dài 2.063 km từ Lạng Sơn tới Cà Mau.

Hiện, điều kiện trước mắt là Quốc hội tại kỳ họp thứ 3 thông qua chủ trương đầu tư 5 dự án cao tốc do Chính phủ đệ trình. Tiếp đến, Chính phủ phải đảm bảo được tiến độ triển khai các dự án đã được thông qua, nhất là khi thời điểm từ nay đến năm 2025 chỉ còn hơn 3 năm nữa.

Phó thủ tướng cho biết Quốc hội đã phân bổ 339.000 tỷ đồng, đủ điều kiện để Chính phủ triển khai dứt điểm các công trình cao tốc trong giai đoạn tới. Bên cạnh đó, thủ tục đầu tư dự án cũng được rút ngắn 1-2 năm, trước đây triển khai 2-3 năm thì tới đây chỉ triển khai trong 1 năm.

Ông Lê Văn Thành khẳng định tới đây nhà thầu chậm tiến độ sẽ bị thay thế ngay. Các ban quản lý dự án cũng phải chủ động phải tháo gỡ vướng mắc khó khăn thì mới bảo đảm được tiến độ của dự án.

 

Các tin khác

Chứng khoán lập đỉnh mới

VN-Index tiếp tục thiết lập đỉnh cao mới - 1.415 điểm. Dòng tiền đổ mạnh vào thị trường, vốn nội, ngoại cùng giải ngân, trong đó, khối ngoại duy trì chuỗi 5 phiên liên tiếp mua ròng.

Chứng khoán tuần tới tăng hay giảm?

Tuần qua, thị trường chứng khoán trải qua nhiều phiên giao dịch tích cực, tuần tới, sự chú ý sẽ chuyển sang kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp niêm yết.

Giá vàng bất ngờ giảm mạnh

Sáng nay (28/6), giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh. Giá vàng miếng SJC mất mốc 120 triệu đồng/lượng nhưng vẫn cao hơn thế giới hơn 12 triệu đồng/lượng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (13/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên tới 118 triệu đồng/lượng.

VN-Index vượt 1.300 điểm

3 phiên tăng liên tiếp giúp VN-Index lấy lại mốc 1.300 điểm sau khi đánh mất trong nhịp điều chỉnh mạnh vì biến động thuế quan cách đây một tháng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Sun Property tiên phong khởi tạo đô thị sống đẳng cấp cho Đà Nẵng

Ngày 6/6, Sun Property – thương hiệu BĐS cao cấp gắn với du lịch nghỉ dưỡng của Sun Group đã chính thức khai trương văn phòng tại Đà Nẵng. Mang sứ mệnh "thăng hoa giá trị sống", Sun Property sẽ không ngừng kiến tạo những không gian sống đẳng cấp cho TP sông Hàn.

Tôm hùm xuống giá nhưng không có thương lái đến mua

Thị xã Sông Cầu được xem là thủ phủ tôm hùm của tỉnh Phú Yên. Hiện tại, đã tới kỳ xuất bán nhưng các hộ nuôi tôm hùm tại đây gặp khó khăn khi giá tôm giảm sâu, lại vắng thương lái đến mua.