Đau dạ dày là một căn bệnh phổ biến trong cuộc sống hiện đại. Tuy đau dạ dày không gây nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh nhưng chúng gây ra rất nhiều triệu chứng như: buồn nôn, trào ngược dạ dày, ợ chua, ợ hơi,... ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Theo TS.BS Lê Việt Khánh (Bệnh viện Việt Đức), chế độ ăn uống đặc biệt quan trọng với người bệnh đau dạ dày. Nếu ăn uống khoa học, sẽ giúp bệnh mau lành, nhưng nếu ăn uống bừa bãi sẽ làm bệnh diễn tiến nặng hơn.
Những “gạch đầu dòng” mà người đau dạ dày cần lưu ý là duy trì giờ ăn ổn định, nên chia thành nhiều bữa nhỏ không để dạ dày quá no hoặc quá đói, không ăn quá nhanh, không ăn tối quá no và muộn…
Người bệnh đau dạ dày cần tránh các thức ăn sau:
Thực phẩm làm tăng tiết dịch vị: Chanh, cam, quýt, mơ, ổi, xoài xanh, khế chua, me, chùm ruột, sơ ri... Các loại nước trái cây có acid, nước có gas… đều không tốt cho người bệnh dạ dày.
Khế chua, chống chỉ định với người bệnh đau dạ dày.
Dưa muối các loại cũng là thực phẩm sinh hơi, chướng bụng mà người đau dạ dày nên tránh.
Dưa muối các loại kích thích dịch vị nhưng là thực phẩm mà người đau dạ dày cần kiêng.
Các loại gia vị có tính kích thích: Hành, tỏi, ớt, tiêu... đồ ăn quá mặn (mắm, tương, chao...) thường làm tăng sự bài tiết axit của dạ dày, gây các cơn đau.
Người bệnh đau dạ dày cần tránh các gia vị như hành, tỏi, ớt...
Thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng: Cua, ốc, hến, hàu, nghêu, sò... Nếu phải ăn cần thêm vài lát gừng tươi để điều hòa. Cũng cần tránh thực phẩm để quá lạnh hoặc thức ăn đang nóng sôi, nếu muốn dùng phải để trở về nhiệt độ 25°C - 30°C. Người bệnh đau dạ dày cần kiêng thực phẩm chế biến sẵn chứa nhiều dầu mỡ (thịt hun khói, thịt nguội, xúc xích, lạp xưởng…).
Hàu bổ dưỡng nhưng người đau dạ dày cần thận trọng khi sử dụng.
Trứng chưa chín hoặc quá chín: Vì trong lòng trắng trứng sống có chất antitrypsin chống lại sự tiêu hóa protein, có thể gây đầy bụng, khó tiêu và ảnh hưởng đến sự tiêu hóa các protein có trong thịt, cá, sữa. Nếu nấu trứng chín quá kỹ thì ăn cũng khó tiêu.
Người đau dạ dày cần tránh ăn trứng chưa chín hoặc nấu quá chín.
Không uống cà phê, trà đặc và rượu bia: Cà phê, trà đặc đều có chất gây kích thích mà thông qua quá trình tiêu hóa, sẽ gây thiếu máu cho niêm mạc dạ dày, làm hỏng chức năng bảo vệ niêm mạc dạ dày, từ đó gây ra viêm loét dạ dày. Rượu bia tác động trực tiếp lên niêm mạc dạ dày. Ngoài ra, rượu bia còn có thể gây ra xơ gan và viêm tuyến tụy mạn tính, từ đó làm dạ dày tổn thương nặng thêm.