Dinh dưỡng

Đã có người lớn tử vong do sởi: Bộ Y tế đưa khuyến cáo mới nhất

Tóm tắt:
  • Bộ Y tế khuyến cáo phòng, chống bệnh sởi cho nhóm có nguy cơ cao để giảm thiểu tử vong.
  • Bệnh sởi lây lan nhanh và có thể gây biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở người trưởng thành.
  • Người có nguy cơ cao cần tiêm vắc xin và đến cơ sở y tế khi có triệu chứng sởi.
  • Hạn chế tiếp xúc với người mắc sởi và thực hiện vệ sinh cá nhân để phòng bệnh.
  • Một ca tử vong do sởi ở người lớn đã được ghi nhận tại Bệnh viện Bạch Mai trong năm 2025.

Bộ Y tế cho biết, hiện nay, bệnh sởi đã ghi nhận nhiều trường hợp là người trưởng thành, có diễn biến nặng và đã ghi nhận trường hợp tử vong. Để tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh nhằm hạn chế các trường hợp nặng tử vong, Bộ Y tế khuyến cáo phòng, chống bệnh sởi với nhóm có nguy cơ cao diễn biến nặng liên quan đến sởi.

(Ảnh minh hoạ).

(Ảnh minh hoạ).

Bệnh sởi lây lan nhanh nhất trong số các bệnh truyền nhiễm, tất cả mọi người đều có nguy cơ mắc bệnh sởi. Bệnh có thể gây biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm não, viêm tai giữa, viêm loét giác mạc hoặc tiêu chảy, thậm chí tử vong. Hiện nay, bệnh sởi đã ghi nhận nhiều trường hợp là người trưởng thành, có diễn biến nặng và đã ghi nhận trường hợp tử vong.

Để giảm thiểu nguy cơ diễn biến nặng và tử vong liên quan đến bệnh sởi ở nhóm có nguy cơ cao diễn biến nặng liên quan đến sởi, Cục Phòng bệnh - Bộ Y tế khuyến cáo: 

1. Người có nguy cơ cao (người có bệnh phổi mạn tính, tiểu đường, cao huyết áp, người trên 50 tuổi), nhất là những người không rõ tiền sử tiêm chủng và chưa từng mắc sởi nên chủ động tiêm vắc xin phòng sởi.

2. Người có nguy cơ cao khi xuất hiện những triệu chứng của bệnh sởi như sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban cần phải đến ngay các cơ sở y tế để được thăm khám, tư vấn điều trị kịp thời, hạn chế biến chứng nặng của bệnh.

3. Hạn chế tiếp xúc với những trường hợp mắc sởi hoặc nghi mắc sởi, nếu bắt buộc phải tiếp xúc cần mang khẩu trang và vệ sinh tay sau khi tiếp xúc với người bệnh.

4. Tăng cường vệ sinh thân thể, mũi họng, giữ ấm, nâng cao thể trạng để tăng cường sức đề kháng phòng bệnh sởi.

5. Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, giữ thông thoáng môi trường nơi làm việc, học tập, sinh hoạt; vệ sinh thường xuyên các bề mặt nơi ở, sinh hoạt, làm việc, học tập.

Trước đó, theo thông tin từ Viện Y học Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, tại đây đã ghi nhận một ca tử vong do sởi ở người lớn. Theo đó, bệnh nhân là nam, mắc sởi trên nền bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và đái tháo đường.

Bệnh nhân nhập viện khi đã có biến chứng phổi nặng, phải lọc máu, can thiệp ECMO (tim phổi nhân tạo). Tuy nhiên, sau 2 tuần điều trị, bệnh nhân đã không qua khỏi. Được biết, đây là ca tử vong do sởi ở người lớn đầu tiên ở nước ta trong năm 2025.

Các tin khác

Giá vàng đang tăng rất mạnh

Sáng nay (18/4), giá vàng SJC được các doanh nghiệp kinh doanh vàng điều chỉnh tăng mạnh. Tuy nhiên, cùng loại vàng SJC là thương hiệu quốc gia nhưng giá bán ra lại khác nhau, thậm chí có doanh nghiệp niêm yết cao nhất lên tới 121 triệu đồng/lượng.

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Bất động sản Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu sẽ diễn ra đợt “định giá lại” khi sáp nhập với Tp.HCM?

Mới đây, Thông tin Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu dự kiến sáp nhập với Tp.HCM theo Nghị Quyết 60- NQ/TW gây chú ý cho thị trường bất động sản khu vực. Khi sáp nhập vào Tp.HCM, người mua bất động sản nơi đây sẽ giải toả được tâm lý “nhà ở tỉnh”, đồng thời các khu vực này được các chuyên gia dự báo có đợt “định giá lại” về mặt bằng giá bất động sản.