Xã hội

Cục Lâm nghiệp nói về nguyên nhân vụ sạt lở đèo Bảo Lộc

Chiều 1-8, Bộ NN&PTNT họp báo thường kỳ tháng 7. Tại họp báo, ông Triệu Văn Lực, Phó cục trưởng Cục Lâm nghiệp đã chia sẻ một số thông tin, nhận định ban đầu về nguyên nhân góp phần gây ra vụ sạt lở ở đèo Bảo Lộc (Lâm Đồng).

Theo ông Lực, nguyên nhân cụ thể gây ra vụ sạt lở ở đèo Bảo Lộc thì các cơ quan chức năng đang làm rõ. Phó thủ tướng Trần Lưu Quang, UBND tỉnh Lâm Đồng đã chỉ đạo phải làm rõ việc này.

"Tuy nhiên, nhận định ban đầu, vụ sạt lở ở đây là do tác động của lượng mưa rất lớn, kéo dài nhiều ngày, vị trí thế đất cao. Sầu riêng trồng ở đây mới từ năm 2019 nên không có độ che phủ” - ông Lực nói.

Cục Lâm nghiệp nói về nguyên nhân vụ sạt lở đèo Bảo Lộc - 1

Khoảng 1/4 vườn sầu riêng sạt xuống đè chốt CSGT đèo Bảo Lộc. Ảnh: VT

Đại diện Cục Lâm nghiệp cho biết Bộ NN&PTNT đã tham mưu Chính phủ ban hành nghị Nghị định 156 quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Lâm nghiệp, trong đó quy định rất rõ về quy chế quản lý và sử dụng với ba loại rừng: phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất.

"Chúng tôi chắc chắn đây là rừng phòng hộ. Rừng phòng hộ trên cạn thì theo quy định phải trồng cây bản địa, có bộ rễ phát triển, lá không rụng theo mùa. Vấn đề này chắc chắn có trách nhiệm của địa phương trong việc quan tâm, quy hoạch, rà soát đất rừng phòng hộ. Việc quản lý, sử dụng đất rừng, trồng rừng phải theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật Bộ NN&PTNT đã ban hành hướng dẫn theo quy định của Nghị định 156" - đại diện Cục Lâm nghiệp chia sẻ.

Trước đó, vào chiều 30-7, mưa lớn liên tục đã gây sạt lở đồi sầu riêng, đồng thời vùi lấp trụ sở Trạm CSGT làm bốn người, trong đó có ba cảnh sát giao thông, một người dân bị thiệt mạng.

Ngay sau đó, Phó thủ tướng Trần Lưu Quang đã dẫn đầu đoàn công tác đến Lâm Đồng trực tiếp chỉ đạo công tác tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả vụ sạt lở. Thủ tướng Chính phủ cũng có công điện yêu cầu tập trung khắc phục sạt lở đất tại đèo Bảo Lộc, đồng thời yêu cầu Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng nhanh chóng rà soát, phát hiện, xử lý kịp thời các khu vực có nguy cơ sạt lở.

Các tin khác

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay và ngày mai (14-15/4), miền Bắc sẽ rét về đêm và sáng, trưa chiều nắng ấm. Từ 16/4, nền nhiệt tăng mạnh. Từ 18/4, miền Bắc bước vào đợt nắng nóng diện rộng, gay gắt đầu tiên của mùa hè năm nay. Tây Nguyên và Nam Bộ trong hai ngày 14-15/4 có mưa dông rải rác vào chiều tối.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Miền Bắc chuyển mưa rét từ đêm nay

Từ đêm nay không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt giảm sâu ở miền Bắc, trời chuyển rét, đồng thời có mưa rào rải rác. Trong sáng nay, khu vực Đông Bắc Bộ cũng có mưa nhỏ, mưa phùn. Các khu vực khác trên cả nước ngày nắng, riêng Nam Bộ, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ nắng nóng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.