Xã hội

Công nhân thất nghiệp nhiều, riêng một tỉnh lớn ở phía Nam có ngày nhận 22.000 hồ sơ thất nghiệp

Tại phiên thảo luận tại tổ về tình hình kinh tế - xã hội sáng 25/5, đại biểu Lê Thanh Vân (đoàn Cà Mau) cho rằng khi bàn về kịch bản tăng trưởng kinh tế, Chính phủ quyết tâm xây dựng chỉ tiêu cao, tuy nhiên, nhiều chuyên gia phân tích đánh giá năm 2023 nền kinh tế vẫn phải chịu cú “hồi mã thương" của COVID-19 và những suy yếu sẽ tác động từ đầu năm.

Dẫn chứng cho bức tranh kinh tế 6 tháng đầu năm nay dự báo ảm đạm, ông Vân đưa ra chứng minh khi số lượng doanh nghiệp đăng ký giảm, công nhân thất nghiệp nhiều. Ngày 23/5, trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh Đồng Nai tiếp nhận 22.000 hồ sơ thất nghiệp, trong khi địa phương này chính là cực tăng trưởng của vùng Đông Nam Bộ.

Do đó, Đại biểu Vân cho biết cần đánh giá có cách nhìn khách quan cả bên ngoài và bên trong, bởi nền kinh tế của nước ta có độ mở lớn, sự trồi sụt của kinh tế trong nước lệ thuộc nhiều vào thế giới.

 

 

Có góc nhìn tương tự, Đại biểu Trần Hoàng Ngân (đoàn TP HCM) cho hay hơn 3 năm qua, thế giới trong hoàn cảnh khó khăn, nhiều yếu tố bất lợi, bất định bởi dịch COVID-19 dẫn đến khủng hoảng y tế, kinh tế, đứt gãy chuỗi cung ứng.

Năm 2022 được kỳ vọng sự phục hồi mạnh của thế giới nhưng từ ngày 24/2, xung đột quân sự Nga-Ukraine dẫn đến tác động nghiêm trọng tới tình hình kinh tế-xã hội, dẫn tới khủng khoảng năng lượng, lương thực,… hiện chưa có dấu hiệu kết thúc, diễn biến phức tạp.

“Năm 2023, dự báo nền kinh tế thế giới tăng trưởng thấp hơn, một số nước vào suy thoái, đặc biệt kinh tế các nước có độ mở lớn bị tác động nặng hơn. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã 10 lần tăng lãi suất để kiểm soát lạm phát, điều này làm biến động, rung lắc thị trường ngoại hối, giá trị đồng USD tăng mạnh. Dòng chảy tiền tệ, vốn đầu tư nước ngoài trên toàn cầu bị ảnh hưởng. Nước nào xuất khẩu nhiều sẽ bị ảnh hưởng,” ông Ngân nói.

Đánh giá trong những tháng đầu năm 2023 xuất hiện nhiều biến số cần quan tâm, ông Ngân chỉ ra tốc độ tăng trưởng kinh tế chung đạt 3,32% nhưng nếu tiếp tục đà này, thất nghiệp sẽ gia tăng. Bức tranh thương mại thế giới tác động tới trong nước như xuất khẩu đã bị suy giảm. Nhiều doanh nghiệp bị cắt đơn hàng, tác động an sinh xã hội và người lao động.

Do đó, Đại biểu kiến nghị Quốc hội, Chính phủ phải tập trung có giải pháp cấp bách và lâu dài để đảm bảo kinh tế phát triển bền vững hơn trong thời gian tới.    

Các tin khác

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Miền Bắc chuyển mưa rét từ đêm nay

Từ đêm nay không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt giảm sâu ở miền Bắc, trời chuyển rét, đồng thời có mưa rào rải rác. Trong sáng nay, khu vực Đông Bắc Bộ cũng có mưa nhỏ, mưa phùn. Các khu vực khác trên cả nước ngày nắng, riêng Nam Bộ, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ nắng nóng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Novaland (NVL) vẫn chưa ngừng "biến động"

Những dự án trọng điểm dần được tháo gỡ, nhiều công ty con quyết liệt mua lại trái phiếu trước hạn… dù vậy câu chuyện sắp tới của Novaland vẫn còn là câu hỏi. Trước thềm phát hành cổ phiếu huy động 29.250 tỷ đồng để được “giải cứu”, ghế nóng Công ty tiếp tục có những biến động lớn.