Tài chính

Cổ phiếu ngân hàng bị bán tháo trên toàn cầu, đâu là nguyên nhân?

Phiên giao dịch 2/3 chứng kiến đà bán tháo tại nhóm cổ phiếu ngân hàng trong nước với hàng loạt mã giảm sâu đi cùng thanh khoản tăng đột biến. Kết phiên có tới có tới 16/27 mã ngân hàng giảm hơn 2%, trong đó có 1 mã mất trên 5% và 3 mã giảm hơn 4%.

Không chỉ thị trường trong nước, các cổ phiếu ngân hàng trên thế giới cũng đồng loạt lao dốc sau khi cuộc chiến giữa Nga và Ukraine bùng phát.

Giảm mạnh nhất phải kể đến các ngân hàng của Nga khi nước này chịu các lệnh trừng phạt chưa từng có tiền lệ từ phương Tây. Số liệu từ Investing cho thấy, cổ phiếu Sberbank – ngân hàng thuộc sở hữu của Chính phủ Nga - niêm yết trên thị trường London đã mất gần như toàn bộ giá trị kể từ khi xung đột xảy ra.

Trong khi cổ phiếu của nhiều ngân hàng lớn tại Mỹ cũng ghi nhận mức giảm sâu trong phiên 1/3 như Wells Fargo&Co (-5,77%), Bank of America (-3,91%), JPMorgan (-3,77%), Citigroup (-1,08%),…

Tại Châu Âu, SX7P - chỉ số đại diện cho các cổ phiếu ngân hàng hàng đầu châu Âu - đã giảm 1,7% vào thứ Tư, sau khi giảm 5,6% vào thứ Ba và 4,5% vào thứ Hai. Với nhịp giảm trên, chỉ số SX7P đã chạm mức thấp nhất kể từ tháng 4 và giảm 27% so với mức cao nhất của tháng trước.

Theo Reuters, làn sóng trừng phạt mới nhất đối với Nga trong chiến dịch tại Ukraine đã đẩy ngành ngân hàng toàn cầu vào tình trạng hỗn loạn sâu hơn, khi các nước phương Tây cố gắng siết chặt khả năng tiếp cận tiền mặt của Moscow cũng như hoạt động thương mại quốc tế của nước này.

Cụ thể, một số ngân hàng Nga sẽ bị loại khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT và quan trọng hơn là các lệnh trừng phạt nhắm vào ngân hàng trung ương Nga để ngăn cơ quan này sử dụng dự trữ ngoại hối của mình.

Không chỉ tác động trực tiếp đến hoạt động của ngân hàng Nga, các lệnh trừng phạt cũng tác động đến các nhà cho vay phương Tây vốn có mối quan hệ làm ăn với nước này.

Reuters dẫn số liệu của Ngân hàng Thanh toán Quốc tế (BIS) cho thấy, các ngân hàng Ý và Pháp có mức độ quan hệ kinh tế với Nga nhiều nhất, với hơn 25 tỷ USD mỗi nước vào cuối tháng 9, tiếp theo là các ngân hàng Áo với 17,5 tỷ USD. Số tiền mà các ngân hàng Mỹ quan hệ giao dịch với Nga cũng lên tới 14,7 tỷ USD.

Theo Reuters, các định chế tài chính nước ngoài đang tìm phương án giảm giao dịch tài chính với Nga và tháo chạy khỏi nước này. Giám đốc điều hành Amanda Blanc của Aviva cho biết sẽ thoái các đầu tư vào Nga "ngay khi chúng tôi có thể". Trong khi Ngân hàng Mashreqbank của Dubai đã ngừng cho vay đối với các ngân hàng Nga và đang xem xét lại mức độ quan hệ với nước này.

Đối với Việt Nam, đánh giá về diễn biến giảm sâu của nhóm cổ phiếu ngân hàng trong phiên 2/3, ông Hoàng Công Tuấn, Kinh tế trưởng Công ty Chứng khoán MB (MBS), cho rằng ngoài tác động tâm lý từ thị trường quốc tế, ngành ngân hàng trong nước cũng chịu ảnh hưởng tiêu cực từ cuộc xung đột Nga và Ukraine.

Cụ thể, căng thẳng giữa Nga và Ukraine khiến giá cả hàng hóa trên thị trường toàn cầu tăng cao đặc biệt là xăng, dầu; qua đó làm gia tăng áp lực lạm phát. Trong bối cảnh lo ngại về lạm phát của người dân, các ngân hàng sẽ phải tăng lãi suất huy động trong khi lãi suất cho vay chưa thể tăng do tình hình sản xuất của các doanh nghiệp chưa phục hồi.

''Xu hướng giảm của cổ phiếu ngân hàng có thể đến từ lo ngại của nhà đầu tư đối với tỷ suất lời các nhà băng khi lạm phát có xu hướng gia tăng'', ông Tuấn cho biết.

Bên cạnh đó, theo ông Tuấn, dù quan hệ với Nga là khá khiêm tốn so với quy mô nền kinh tế Việt Nam nhưng không thể phủ nhận những tác động tiêu cực. Theo đó, ngân hàng nào có quan hệ giao dịch với Nga sẽ bị ảnh hưởng khi nước này chịu nhiều lệnh trừng phạt.

Trong thời gian tới, vị chuyên gia này lo ngại sự leo thang của xung đột giữa Nga – Ukraine và xu hướng thắt chắt tiền tệ của các ngân hàng trung ương trên thế giới sẽ tác động tiêu cực tới tâm lý thị trường nói chung và nhóm cổ phiếu ngân hàng nói riêng.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Muốn sống thọ, hãy bảo vệ 3 bộ phận này trên cơ thể

Cơ thể con người là một cỗ máy mà bộ phận nào trong đó cũng vô cùng cần thiết, quan trọng, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, 3 bộ phận này, nếu không bảo vệ tốt thì sẽ ảnh hưởng xấu đến nhiều bộ phận khác, đến sức khỏe tổng thể, thậm chí là tính mạng.

5 dấu hiệu xuất hiện sau khi uống nhiều nước chứng tỏ cơ thể đang gặp nguy, không phải bệnh gan cũng là bệnh thận: Muốn biết tuổi thọ ngắn dài, chỉ cần tinh ý một chút

Uống nước là điều vô cùng cần thiết cho cơ thể, nhưng nếu sau khi uống nước, bạn thấy có những dấu hiệu này, hãy cân nhắc đến việc tới bệnh viện thăm khám bởi đó có thể là lời cảnh báo bạn đang mắc những bệnh nguy hiểm.

DRH Holdings (DRH) chuẩn bị phát hành 60 triệu cổ phiếu giá 12.000 đồng, vốn điều lệ tăng gấp đôi lên hơn 1.200 tỷ đồng

DRH dự kiến sử dụng 500 tỷ đồng góp vốn vào Công ty cổ phần Kinh doanh và Phát triển Bất động sản Đông Sài Gòn, sử dụng 200 tỷ đồng để tăng tỷ lệ sở hữu tại Công ty cổ phần Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (KSB) và số tiền còn lại cho bổ sung vốn lưu động.

Agriseco Research khuyến nghị nhà đầu tư thận trọng trong tháng 3, giảm tỷ trọng cổ phiếu đã tăng nóng và bị bất lợi

Agriseco Research đưa ra khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu có câu chuyện tăng trưởng ngắn hạn như kết quả kinh doanh quý 1 tốt, kỳ vọng kế hoạch 2022 tăng trưởng cao, có nền tảng tài chính lành mạnh và thuộc những ngành nghề ít bị ảnh hưởng tiêu cực bởi yếu tố địa chính trị.

Lỗ 2 năm liên tiếp do dịch, Nasco tổn thất thêm 90 tỷ do đầu tư vào Nhà ga quốc tế Cam Ranh

Kết quả kinh doanh của Nasco phụ thuộc rất lớn vào hoạt động của sân bay Nội Bài, khi hoạt động kinh doanh của công ty là các dịch vụ bán hàng bách hóa và lưu niệm tại nhà ga hành khách. Dịch Covid khiến lượng hành khách qua lại trên sân bay giảm nên doanh thu của Nasco cũng bị ảnh hưởng đáng kể đáng kể.