Chứng khoán

Cổ phiếu IBC giảm sàn 14 phiên liên tiếp, ông Nguyễn Ngọc Thủy và cổ đông lớn đang sở hữu bao nhiêu cổ phần tại Apax Holdings?

Chuỗi giảm sàn 14 phiên liên tiếp của cổ phiếu IBC

Cổ phiếu IBC của Đầu tư Apax Holdings giảm sàn 14 phiên giao dịch liên tiếp. Nguồn: TradingView.

Cùng với những cổ phiếu bất động sản như NVL, PDR, HPX, cổ phiếu IBC của CTCP Đầu tư Apax Holdings được giới đâu tư quan tâm thời gian gần đây khi ghi nhận giảm sàn 14 phiên liên tiếp trong khoảng thời gian từ ngày 23/11 đến ngày 12/12.

Đà lao dốc kéo thị giá giảm tương ứng từ 15.500 đồng/cp xuống mức đáy 6 năm là 5.700 đồng/cp, mất 63% giá trị sau 14 phiên giao dịch. So với đỉnh lịch sử hồi đầu tháng 4/2017 là 26.840 đồng/cp, hiện IBC đã mất 79% giá trị.

Trong bối cảnh giá cổ phiếu lao dốc và ông chủ của Apax Holdings là ông Nguyễn Ngọc Thủy (hay còn gọi là Shark Thủy) liên tiếp có những chia sẻ về tình hình khó khăn về kinh doanh và tài chính của công ty, câu hỏi được nhiều người quan tâm đó là ai đang sở hữu tại Apax Holdings?

Ai đang sở hữu  Apax Holdings?

Theo báo cáo tình hình quản trị 6 tháng đầu năm 2022 của Apax Holdings, tính đến ngày 30/6, CTCP Tập đoàn Giáo dục Egroup là cổ đông lớn nhất nắm giữ gần 49,7 triệu cổ phiếu, tương đương 59,76% vốn điều lệ của  Đầu tư Apax Holdings.

Trong khoảng thời gian từ ngày 25/11 đến ngày 9/12, Chứng khoán Mirae Asset (Việt Nam) đặt lệnh bán giải chấp 300.000 cổ phiếu IBC do  Tập đoàn Giáo dục Egroup sở hữu nhưng bất thành khi cổ phiếu mất thanh khoản.

Về sở hữu của các cá nhân, ông Nguyễn Ngọc Thuỷ, Chủ tịch HĐQT công ty nắm giữ 6,7 triệu cổ phiếu IBC, tương ứng tỷ lệ sở hữu 8,05%. Ông Nguyễn Mạnh Phú, Kế toán trưởng công ty nắm giữ 4.460 cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 0,0055%, và 8 cổ đông khác là người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ/công ty nắm giữ từ 106 đến 217 cổ phiếu.

Danh sách người nội bộ và người có liên quan của người nội bộ/công ty sở hữu tại Apax Holdings còn có loạt cá nhân khác. Tuy nhiên sở hữu của những người này rất thấp, chỉ vài trăm đơn vị tại thời điểm cuối quý II.

STT

Họ tên

Chức vụ tại công ty (nếu có)

Số cổ phiếu sở hữu cuối kỳ (cổ phiếu)

Tỷ lệ sở hữu cổ phiếu cuối kỳ (%)

1

Ông Nguyễn Ngọc Thủy

Chủ tịch HĐQT

6.693.976

8,05

2

Bà Nguyễn Thị Vân

Em ruột ông Nguyễn Ngọc Thuỷ

217

0,000265

3

Ông Nguyễn Văn Sơn

Em ruột ông Nguyễn Ngọc Thuỷ

217

0,000265

4

Bà Nguyễn Thị Dung

Em ruột ông Nguyễn Ngọc Thuỷ

217

0,000265

5

Ông Nguyễn Trọng Vũ

Em rể ông Nguyễn Ngọc Thuỷ

217

0,000265

6

Ông Nguyễn Mạnh Tùng

Em ruột của ông Nguyễn Ngọc Khánh (Thành viên HĐQT)

217

0,000265

7

Ông Nguyễn Trọng Quỳnh

Thành viên HĐQT

217

0,000265

8

Bà Nguyễn Hương Lan

Vợ ông Nguyễn Trọng Quỳnh (Thành viên HĐQT)

217

0,000265

9

Bà Phạm Thị Diệp

Thành viên Ban kiểm soát

106

0,000129

 

10

Ông Nguyễn Mạnh Phú

Kế toán trưởng

4.460

 

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Giảm lãi suất vay, tiếp sức doanh nghiệp

Việc nhiều ngân hàng thương mại thông báo giảm lãi suất cho vay là diễn biến đáng chú ý trong bối cảnh tỉ giá hạ nhiệt, lãi suất huy động vẫn cao nhưng đã bớt căng thẳng.

Rót 14 tỷ USD vào Việt Nam, các tập đoàn Hà Lan Heineken, Unilever, De Heus... chiếm vị thế đầu ngành từ đồ uống đến thức ăn chăn nuôi, thu hàng chục nghìn tỷ đồng mỗi năm

Hà Lan hiện là đối tác EU có đầu tư nước ngoài (FDI) lớn nhất tại Việt Nam với 409 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đầu tư 14 tỷ USD. Nhiều doanh nghiệp lớn của Hà Lan như Heineken, Unilever, De Heus... đã coi thị trường Việt Nam như "sân nhà" của mình tại khu vực châu Á.