Chứng khoán

Cổ phiếu EVG tăng hơn 140% sau ít tháng, Tập đoàn EverLand đang kinh doanh ra sao?

Diễn biến giá cổ phiếu EVG theo ngày từ đáy giữa tháng 11/2022. (Nguồn: VNDirect).

Theo tìm hiểu, CTCP Đầu tư EverLand được thành lập năm 2009 với lĩnh vực kinh doanh ban đầu là cung ứng vật tư, vật liệu xây dựng công trình. Đến năm 2016, EverLand bắt đầu chuyển hướng hoạt động sang lĩnh vực kinh doanh bất động sản, khởi đầu bằng việc liên kết, hợp tác với các đối tác để tham gia là nhà đầu tư một số dự án tại Hà Nội, Bắc Ninh, trước khi xin lập dự án đầu tư mới và mua lại dự án có sẵn.

Một năm sau đó, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã chấp thuận hồ sơ đăng ký công ty đại chúng của EverLand, và 30 triệu cổ phiếu EVG được niêm yết chính thức trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE). Kể từ đây, tập đoàn liên tục tăng vốn điều lệ qua các đợt phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, đẩy chỉ tiêu này tăng gấp 7 lần (từ 300 tỷ lên 2.152 tỷ đồng).

Ai đang sở hữu EverLand?

(Biểu đồ: Diệu Nhi tổng hợp từ EVG).

Theo Báo cáo tình hình quản trị công ty năm 2022, thời điểm cuối năm 2022, EverLand có các cổ đông lớn là ông Lê Đình Vinh, Chủ tịch HĐQT công ty (sở hữu 56,66 triệu cp, tỷ lệ 26,33%); ông Nguyễn Thúc Cẩn, Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc (16,14 triệu cp, 7,5%); Công ty TNHH Dream House Asia (11,68 triệu cp, 5,43%).

Ngoài ra, gia đình của hai cổ đông lớn là ông Lê Đình Vinh và ông Nguyễn Thúc Cẩn cũng nắm giữ lượng nhỏ cổ phiếu EVG. Cụ thể là ông Lê Đình Tuấn, Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc, đồng thời là em trai chủ tịch (1,68 triệu cp, 0,78%); 4 người anh chị em ruột khác của chủ tịch là bà Lê Thị Hạnh, ông Lê Đình Phúc, bà Lê Thị Tuyết và bà Lê Thị Tính, mỗi người nắm giữ 1.050 cổ phiếu.

Với gia đình ông Cẩn, 4 thành viên cùng nắm giữ 1.050 cổ phiếu là bà Phan Thanh Hà Mai (vợ), bà Nguyễn Thị Quyên (em ruột), ông Nguyễn Văn Chiến (em rể), và bà Lê Thị Lành (chị dâu). Ngoài ra, nhiều lãnh đạo và người có liên quan khác của công ty cũng nắm giữ số lượng cổ phiếu EVG không đáng kể.

EverLand hoạt động kinh doanh ra sao?

(Biểu đồ: Diệu Nhi tổng hợp từ BCTC hợp nhất).

Trái ngược với diễn biến tích cực của cổ phiếu, kết quả kinh doanh của EverLand lại không mấy ấn tượng. Cụ thể, theo Báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2023, doanh thu thuần của EVG đạt hơn 285 tỷ đồng, tăng nhẹ 5,1% so với cùng kỳ năm ngoái, song lợi nhuận sau thuế chỉ ở mức 4,4 tỷ đồng, tương ứng biên lợi nhuận ròng khá khiêm tốn là 1,5%.

Năm 2023, EVG đặt kế hoạch kinh doanh với tổng doanh thu 950 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 121,8 tỷ đồng, như vậy, sau 3 tháng, công ty này mới thực hiện 3,6% mục tiêu lợi nhuận đề ra và 30% kế hoạch doanh thu.

Trong cơ cấu doanh thu quý I năm nay của EverLand, chiếm tỷ trọng lớn nhất vẫn là nguồn từ bán nguyên vật liệu, hàng hóa (đóng góp hơn 99%). Đây cũng là doanh thu chính của công ty này trong những năm qua.

Tính đến ngày 31/3, tổng tài sản của EVG ở mức 2.685 tỷ đồng, tăng nhẹ 22 tỷ đồng so với hồi đầu năm, trong đó chiếm tỷ trọng lớn là các khoản phải thu ngắn hạn là hơn 998 tỷ đồng (chiếm 37%), cụ thể như phải thu Công ty TNHH Thương mại Hà Vĩnh (239 tỷ đồng); CTCP Đầu tư và Dịch vụ Quốc tế CRH (156 tỷ đồng); CTCP Quốc tế Phương Anh (111 tỷ đồng);…

 (Nguồn: BCTC).

Trong Đại hội đồng cổ đông năm 2023 mới đây, chia sẻ với cổ đông về việc Chính phủ ban hành quy định cấp sổ đỏ cho condotel, Chủ tịch EVG, ông Lê Đình Vinh cho rằng việc này sẽ có tác động tích cực đến thị trường bất động sản nói chung, nhất là các dự án bất động sản nghỉ dưỡng (căn hộ du lịch hay condotel).

Hiện nay, EverLand đầu tư nhiều dự án bất động sản nghỉ dưỡng trong đó có dự án tổ hợp du lịch, nghỉ dưỡng và giải trí Crystal Holiday Harbour Vân Đồn với sản phẩm chính là căn hộ du lịch tiêu chuẩn 5 sao. Theo chủ tịch, quy định trên sẽ là cú huých đối với việc phân phối sản phẩm của dự án Holiday Harbour Vân Đồn cũng như các dự án bất động sản nghỉ dưỡng khác mà EVG đang triển khai.

Về chiến lược huy động vốn trong giai đoạn từ nay đến năm 2025, EverLand dự kiến triển khai nhiều dự án bất động sản quy mô lớn trên cả nước, ông Vinh cho biết, tập đoàn sẽ ưu tiên sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu và lợi nhuận tích luỹ, tái cơ cấu một số khoản đầu tư chưa sinh lợi để tập trung cho các dự án đang cần vốn đầu tư.

Bên cạnh đó, sẽ cân nhắc sử dụng vốn vay tín dụng trung và dài hạn, phát hành trái phiếu dự án, đẩy mạnh bán sản phẩm bất động sản và tìm kiếm các quỹ đầu tư trong và ngoài nước.

Các tin khác

Miền Bắc, miền Trung nắng nóng đỉnh điểm

Hôm nay và ngày mai (21-22/4) là đỉnh điểm đợt nắng nóng đang diễn ra ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung với nhiệt độ dự báo cao nhất miền Bắc từ 35-37 độ, miền Trung 36-38 độ. Nhiệt độ thực tế có thể cao hơn 2-4 độ. Chỉ số tia UV ở ngưỡng rất có hại. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay cũng chìm trong nắng nóng.

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Miền Bắc chuyển mưa rét từ đêm nay

Từ đêm nay không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt giảm sâu ở miền Bắc, trời chuyển rét, đồng thời có mưa rào rải rác. Trong sáng nay, khu vực Đông Bắc Bộ cũng có mưa nhỏ, mưa phùn. Các khu vực khác trên cả nước ngày nắng, riêng Nam Bộ, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ nắng nóng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.