Tài chính

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Chậm chạp, định giá không chính xác

Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước: Chậm chạp, định giá không chính xác - Ảnh 1.

Công ty bò sữa TP.HCM đã có sai phạm trong quản lý và sử dụng đất đai (trước đây công ty này thuộc Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn) - Ảnh: ST

Phát biểu tại hội thảo tìm giải pháp thúc đẩy quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước và thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp, do Bộ Tài chính tổ chức hôm 17-5, ông Hồ Đức Phớc, bộ trưởng Bộ Tài chính, nhận định hiện còn tồn tại nhiều nút thắt trong thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Chính sách xác định giá trị đất đai chưa rõ

Cụ thể, theo ông Phớc, tiến độ thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hai năm nay quá chậm. Nguồn thu từ cổ phần hóa không đạt yêu cầu. Năm 2021, Quốc hội giao Chính phủ nguồn thu từ cổ phần hóa là 40.000 tỉ đồng, nhưng hết năm chỉ thu chưa đầy 2.000 tỉ đồng.

Đặc biệt, việc xác định giá trị doanh nghiệp không chính xác, thường là thấp hơn giá trị thực tế, gây thất thoát, lãng phí. Thực tế, một số vụ việc bị hình sự hóa do có sai phạm liên quan đến xác định giá trị doanh nghiệp, giá trị sử dụng đất như tại Công ty Tân Thuận, Tổng công ty Nông nghiệp Sài Gòn... Đây là những vụ án điển hình.

"Việc xác định giá trị doanh nghiệp rất quan trọng. Khi tôi làm tổng Kiểm toán Nhà nước, Kiểm toán Nhà nước có kiểm toán lại 45 doanh nghiệp thì giá trị tăng bình quân là 2,8 lần. Điều này cho thấy xác định giá trị doanh nghiệp nhà nước chưa chính xác, mà rủi ro lớn nhất là vấn đề xác định giá trị quyền sử dụng đất.

Việc tính giá trị đất không sát giá thị trường; ngoài ra, dù có sát thị trường thì sau 10 năm, 20 năm, giá trị lại khác… Đây là lỗ hổng gây thất thoát, chưa nói đến việc nộp tiền thuê đất một lần thì doanh nghiệp cổ phần hóa có thể chuyển mục đích sử dụng đất để làm nhà đô thị, hay công trình khác", ông Phớc nhận định.

Năm 2018, Quốc hội đã ra nghị quyết số 60 nghiêm cấm việc chuyển mục đích sử dụng đất có nguồn gốc từ doanh nghiệp nhà nước sang mục đích khác. Nhưng đến năm 2020, Chính phủ ban hành nghị định số 140 sửa đổi chưa quy định rõ có được chuyển đổi mục đích sử dụng đất hay không, làm cho địa phương lúng túng khi triển khai.

"Đây cũng là vấn đề cần nhận diện một cách chính xác, đúng cốt lõi vấn đề để tham mưu Chính phủ sửa đổi nhất quán về mặt luật pháp" - bộ trưởng Bộ Tài chính nói.

Đề xuất bỏ đất đai khi tính giá trị doanh nghiệp

Để đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, ông Phớc thừa nhận cần phải sửa đổi chính sách. Đó là quy định phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp một cách chính xác. Đồng thời, việc xác định giá trị quyền sử dụng đất, trong đó giá trị quyền sử dụng đất có tính vào giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa không?

Nghị định 44 có quy định 5 phương pháp xác định giá đất. Nhưng 5 phương pháp lại cho ra 5 kết quả khác nhau, thậm chí chỉ một phương pháp thặng dư nhưng cũng cho ra kết quả khác nhau vì đầu vào khác nhau, các biến số khác nhau. Vấn đề này sẽ được Bộ Tài chính và Bộ Tài nguyên - môi trường phối hợp nghiên cứu để đề xuất Chính phủ sửa nghị định 44 trong thời gian tới.

Đồng tình với đề xuất loại đất đai ra khỏi giá trị doanh nghiệp khi cổ phần hóa, ông Nguyễn Xuân Nam, phó tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam, nói đưa đất vào gây khó cho doanh nghiệp, bởi giá thị trường nay thế này mai thế khác và thay đổi liên tục. Doanh nghiệp làm rất lo  bị sai do chính sách không rõ chứ không phải doanh nghiệp muốn làm sai.

"Tập đoàn Điện lực Việt Nam, cũng như các đơn vị khác, lo sợ nhất là đánh giá giá trị doanh nghiệp để thoái vốn, sợ nhất "ông" đất. Làm gì có thị trường khi bán cả khuôn viên nhưng cứ xác định giá mà người dân đang giao dịch. Việc "đánh" giá đất thật cao thì không có người mua, nếu không đưa cao thì sợ", ông Nam nói.

TS Vũ Đình Ánh, chuyên gia kinh tế, cho rằng lâu nay có vẻ chúng ta không bán doanh nghiệp mà bán đất. Nhiều sai phạm liên quan cũng liên quan đến đất. Để giảm vi phạm, nhiều người phải vào tù đã tách đất đai ra khỏi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Hàng loạt doanh nghiệp mất mốc vốn hóa tỷ USD

Vốn hóa thị trường "bốc hơi" 22,3% xuống 6,2 triệu tỷ đồng trong vòng gần 1 tháng rưỡi qua. Nhiều doanh nghiệp mất mốc vốn hóa tỷ USD như Đô thị Kinh Bắc, Tập đoàn Gelex, Tập đoàn Đất Xanh, Đạm Phú Mỹ… Thaiholdings là doanh nghiệp giảm mạnh vốn hóa nhất trong số các doanh nghiệp có vốn hóa tỷ USD.

Điểm sáng đầu tư bất động sản sau đại dịch tại Thanh Hóa

Vượt lên trên những khó khăn do đại dịch Covid-19 gây ra, thị trường BĐS Thanh Hóa đang trở thành điểm sáng thu hút đầu tư, tập trung vào những sản phẩm, dự án chất lượng, đẳng cấp do Sun Property (Thành viên Sun Group) phát triển.

Pháp có nữ thủ tướng đầu tiên sau 30 năm

Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 16-5 bổ nhiệm Bộ trưởng Lao động Borne làm thủ tướng trước thềm cuộc bầu cử quốc hội vào tháng 6. Đây là người phụ nữ đầu tiên giữ chức vụ này sau hơn 30 năm.

TCBS: Hướng dẫn đầu tư an toàn với trái phiếu doanh nghiệp

Đầu tháng 4/2022, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã công bố hủy bỏ các đợt chào bán Trái phiếu của một số Tổ chức Phát hành. Sự kiện này đã ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý nhà đầu tư cá nhân vào trái phiếu doanh nghiệp (TPDN).

Bãi Trường “chuyển động” hút mạnh vốn đầu tư tại đảo ngọc

Bãi Trường - một trong ba bãi biển “hút khách” du lịch nhất Phú Quốc với hàng loạt các thương hiệu bất động sản và quản lý vận hành quốc tế, ngày càng trở nên hấp dẫn giới đầu tư bởi sự xuất hiện của các tiện ích điểm nhấn mang tính biểu tượng.

Lãi suất gửi tiết kiệm tiếp tục tăng

Các ngân hàng thương mại tiếp tục tăng lãi suất gửi tiết kiệm trong bối cảnh tín dụng tăng mạnh và dòng tiền nhàn rỗi chảy vào ngân hàng chưa như kỳ vọng.