Sức khỏe

Cô gái tưởng mình mắc ung thư giai đoạn cuối sau khi lướt TikTok

Tóm tắt:
  • Anh Thư lo lắng vì thấy hạch sau tai và cổ, tìm kiếm trên TikTok đã dẫn đến các cảnh báo về ung thư.
  • Cô không ngủ được và cảm thấy sợ hãi, nghĩ rằng mình mắc bệnh nặng.
  • Sau khi được bạn khuyên, cô đã đến bệnh viện kiểm tra sức khỏe.
  • Bác sĩ xác nhận chỉ có hạch viêm phản ứng, không phát hiện bệnh nghiêm trọng nào.
  • Nhiều thông tin trên TikTok từ "bác sĩ" không có căn cứ khoa học, gây nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng.
LỜI TÒA SOẠN

Nhiều TikToker tự xưng là chuyên gia y tế, xây dựng hình ảnh, chia sẻ kiến thức hoặc đưa ra lời khuyên cho mọi người. Nhưng thông tin mà họ cung cấp có nhiều điểm đáng ngờ, thiếu căn cứ khoa học, điều này rất nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng.

VietNamNet đăng tải tuyến bài: Cảnh giác với "bác sĩ" TikTok để phản ánh tình trạng trên, mong muốn cộng đồng thận trọng khi tìm hiểu thông tin về sức khỏe, tránh gây hại cho bản thân. 

Bài 1: Cô gái tưởng mình mắc ung thư giai đoạn cuối sau khi lướt TikTok

Mất ăn mất ngủ vì 'bác sĩ' TikTok

Trước khi đi ngủ, Vũ Ngọc Anh Thư (27 tuổi, Hà Nội) sờ thấy sau tai xuất hiện hạch. Cô rà tay xuống dưới cổ cũng có hạch, ấn vào có cảm giác đau. Thư lo sợ liền lướt tìm kiếm từ khóa "hạch xuất hiện ở cổ" trên TikTok thì hàng loạt video cảnh báo với các nội dung: Xuất hiện hạch cảnh báo bệnh gì, sờ thấy hạch là ung thư, ung thư hạch, chữa ung thư không cần thuốc, uống sả chanh…

Quá lo lắng, cả đêm cô không ngủ được. Các video nối tiếp nhau đưa ra chuỗi thông tin về sức khỏe đều được những người tự nhận là bác sĩ cảnh báo.

“Cả đêm đó, tôi sống trong lo lắng, cho rằng mình sắp chết, không biết sống thêm được bao lâu, có hạch là di căn rồi… Tôi nghĩ làm sao để thông báo bệnh cho ba mẹ, tôi còn mường tượng về đám tang của mình”, Thư kể.

Hôm sau, cô đi làm trong hoang mang, nước mắt muốn trào ra khi nghĩ tới bệnh tật và cái chết. 

be nhan nhan.png
Một bệnh nhân khám tại Bệnh viện K. Ảnh: Trần Mạnh

Đêm tiếp theo, Thư tiếp tục lên mạng tìm đủ các video nói về ung thư. Đến 23h, cô gọi điện với bạn thân vì không dám đối diện với sự thật đang mắc bệnh nan y. Thư được bạn khuyên đến bệnh viện kiểm tra để biết chính xác tình trạng sức khỏe. 

Hôm sau, cô đến Bệnh viện K (Hà Nội) khám từ sáng sớm. Bác sĩ không phát hiện cô bị bệnh gì, chỉ có hạch sưng đau và viêm hạch phản ứng. Lúc này, cô gái mới thở phào vì đã trải qua 2 đêm kinh hoàng sau khi lướt mạng xã hội để nghe các phán đoán về bệnh.

Theo bác sĩ Đoàn Dư Mạnh, thành viên Hội Mạch máu Việt Nam, TikTok từ lâu đã trở thành một kênh được giới trẻ yêu thích và tìm kiếm thông tin, trong đó có cả cảnh báo về sức khỏe. 

Tuy nhiên, tình trạng chia sẻ kiến thức trên nền tảng này có nhiều vấn đề đáng báo động vì một số người tự xưng là bác sĩ, chuyên gia y tế. Thực tế, không ít nội dung cảnh báo bệnh tật thái quá và đằng sau đó là các biện pháp phi khoa học, chứa các nội dung nguy hại.

Nhan nhản bác sĩ trên mạng

Năm 2023, bác sĩ H.D.T (TPHCM) nổi tiếng trên mạng xã hội với các chia sẻ về cách ăn uống gây hoang mang dư luận như uống nhiều sữa gây ung thư, nước mắm thừa gây ung thư, vỏ củ cải gây teo não, ăn gạo lứt muối mè, pha nước tương uống, sắn dây, ăn thực dưỡng chữa ung thư… Thậm chí, bác sĩ này còn tuyên bố "chữa khỏi cho khoảng 40 bệnh nhân ung thư tuỵ, gan, xương, vú, hầu họng". Thông tin cảnh báo được chia sẻ rộng khắp khiến người dân lo lắng, các bác sĩ chính thống cũng lên tiếng phản đối thông tin thiếu chứng cứ khoa học.

Tháng 11/2023, khi Sở Y tế TPHCM tiến hành kiểm tra, “bác sĩ” T. không cung cấp đủ các giấy tờ chứng minh từng được đào tạo tại trường nào cũng như chứng chỉ hành nghề do Sở Y tế cấp. Người đàn ông này bị phạt 104 triệu đồng.

Một trường hợp khác nổi tiếng trên mạng TikTok tên thật T.T.T (lấy tên là Mr. L) có hàng trăm nghìn lượt theo dõi. Ông T. đưa ra hàng loạt nhận định lôi kéo người dân đến sử dụng dịch vụ của mình như phát ngôn 99% cơ sở thẩm mỹ ở Việt Nam không được cấp phép, không có đủ điều kiện để thẩm mỹ, hành nghề sai…

Khi cơ quan chức năng kiểm tra, ông T. không xuất trình được chứng chỉ hành nghề cũng như thừa nhận chưa học qua trường lớp nào về khám chữa bệnh.

W-suc khoe.jpg
Người dân nên thận trọng khi xem những thông tin về sức khỏe trên mạng xã hội. Ảnh minh họa: Thạch Thảo

Theo bác sĩ Đoàn Dư Mạnh, những video chia sẻ trên TikTok thường ngắn, người diễn đạt lưu loát, đánh trúng tâm lý người dân mong muốn nhanh khỏi bệnh. Những TikToker này thường mặc áo blouse trắng để tăng “tính uy tín” nhưng thực chất không ai rõ về họ.

Bác sĩ Hà Hải Nam - Phó trưởng khoa Ngoại 1, Bệnh viện K (Hà Nội) cho biết, các bác sĩ trên mạng xã hội hoạt động ngày càng khó nhận diện, nhiều tư vấn có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, thậm chí gây nguy hiểm cho tính mạng.

Nhiều lần, bản thân các bác sĩ Nam cũng sốc khi nghe những thông tin tư vấn người bệnh như ung thư vú uống nước chanh, nước mía là khỏi hay não chỉ là u lành tính vì trong não chỉ có nước và mỡ, chữa theo Tây y "bệnh nhân chỉ có chết"...

Thực tế, Sở Y tế TPHCM đã nhiều lần phát đi cảnh báo một số người tự nhận mình có kiến thức y khoa và tạo lập các website, tài khoản, nhóm trên các nền tảng mạng xã hội và đăng tải các clip dưới hình thức chia sẻ kinh nghiệm, kiến thức trong khám chữa bệnh. Thông qua đó, họ quảng cáo cho hoạt động khám chữa bệnh tại một cơ sở hoặc mạo danh để bán thực phẩm chức năng. Những người này thậm chí còn sử dụng hình ảnh của các bác sĩ uy tín, người có tầm ảnh hưởng để thu hút sự chú ý của người dân.

Thực tế, nhiều bác sĩ cũng xây dựng kênh TikTok riêng cho mình và không phải toàn bộ nội dung trên TikTok là sai nhưng người xem cần tỉnh táo. Các thông tin trên video ngắn thường hạn chế về nội dung, đôi khi được cóp nhặt lại, đúng sai lẫn lộn khiến người hoang mang, lo lắng thái quá. 

Các tin khác

Dự án khu công nghiệp lớn nhất Cần Thơ hiện ra sao?

Dự án Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ đang bị chậm tiến độ do gặp nhiều vướng mắc, đặc biệt việc thiếu cát san lấp, chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thi công khu tái định cư và hai tuyến đường kết nối.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay (31/3), miền Bắc vẫn đang trong đỉnh điểm đợt rét lần này với nhiệt độ thấp nhất chỉ từ 12-15 độ, cao nhất 17-20 độ. Dự báo ngày mai, trời tiếp tục rét với nền nhiệt tương đương hôm nay. Từ 2/4, nhiệt độ cao nhất lên khoảng 23 độ. Từ 3/4, trời ấm dần, trưa chiều có nắng nhẹ.

Giá vàng tăng không ngừng

Sáng nay (30/3),giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh. Cả vàng miếng SJC và vàng nhẫn đều tiến sát mốc 101 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc rét đỉnh điểm

Hôm nay (30/3) là đỉnh điểm đợt rét đang diễn ra ở miền Bắc với nhiệt độ xuống thấp nhất chỉ từ 12-15 độ, vùng núi cao dưới 10 độ. Khu vực từ Thanh Hoá đến Quảng Ngãi hôm nay có mưa rào rải rác, riêng Thanh Hoá đến Huế trời rét. Nam Bộ giảm nhiệt nhẹ sau chuỗi ngày nắng nóng.

SABECO và hành trình 5 năm liên tiếp đồng hành cùng Tiền Phong Marathon

Bà Patsy - Phó Tổng giám đốc Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) chia sẻ SABECO vinh dự và tự hào khi đồng hành cùng Tiền Phong Marathon 2025. Đây cũng là năm thứ 5 liên tiếp SABECO đồng hành giải đấu với vai trò Nhà tài trợ Kim cương, với mong muốn tiếp tục chung tay lan tỏa lối sống năng động, cân bằng trong cộng đồng. Đây cũng là một phần trong cam kết dài hạn của SABECO đối với mục tiêu thúc đẩy sự khỏe mạnh, phát triển bền vững của cộng đồng.

Hà Nội: Đường vành đai 3 tắc "không lối thoát" từ cao xuống thấp

Bốn ngày nay, tuyến đường Vành đai 3 trên cao và đường Phạm Hùng, Phạm Văn Đồng đã xảy ra ùn tắc kéo dài. Nguyên nhân do các đơn vị thi công dựng rào để sửa chữa khe co giãn ở đường vành đai 3 trên cao. Cảnh sát giao thông Hà Nội tối 29/3 đã đưa ra giải pháp “nóng” để giảm ùn tắc.