Xã hội

Chuyên gia: Phải tìm cách tăng cầu trong nước để bù đắp nhu cầu sụt giảm từ bên ngoài

 

Phân tích về những thách thức đối với kinh tế Việt Nam tại Diễn đàn Cấp cao Cố vấn tài chính Việt Nam 2024 chiều 6/6, ông Nguyễn Bá Hùng, Chuyên gia kinh tế trưởng ADB tại Việt Nam cho rằng kinh tế thế giới đang có rất nhiều bất ổn, xu hướng căng thẳng, xung đột giữa các quốc gia gia tăng, đặc biệt là chiến tranh thương mại Mỹ - Trung ảnh hưởng nhiều đến những quốc gia mà nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam.

Việt Nam có nền kinh tế rất mở, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu gần gấp đôi GDP dẫn đến Việt Nam phụ thuộc nhiều vào bên ngoài. Trong cơ cấu xuất nhập khẩu, chúng ta nhập siêu từ Đông Á và xuất siêu sang những nước Âu, Mỹ.

Hiện tại, kinh tế châu Âu và Mỹ rất khó khăn, vừa qua ECB đã hạ lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2019, đây cũng là một chỉ dấu cho thấy nền kinh tế của họ đang rất khó khăn nên phải hạ lãi suất để kích thích kinh tế. Điều này dẫn đến nhu cầu đối với hàng hoá Việt Nam cũng sụt giảm.

Kinh tế trưởng ADB tại Việt Nam dự báo trong năm nay, xuất khẩu có thể sẽ phục hồi so với năm ngoái nhưng cũng khó có thể tăng trưởng mạnh mẽ. Cầu xuất khẩu có phục hồi nhưng khó có tăng trưởng mạnh vì vậy nền kinh tế sẽ phụ thuộc rất nhiều vào cầu trong nước.

Tạo động lực trong nước để cân bằng với bên ngoài

 

Ông Nguyễn Bá Hùng, Chuyên gia kinh tế trưởng ADB tại Việt Nam. (Ảnh: BTC).

 

Phân tích về những yếu tố tác động đến thị trường nội địa, ông Hùng cho hay cầu trong nước phụ thuộc rất nhiều vào chính sách bởi nó liên quan trực tiếp đến đầu tư tư nhân, đầu tư công và tiêu dùng nội địa.

Trong khi đó, các động lực bên trong cũng chưa phục hồi thực sự tích cực. Theo TS. Cấn Văn Lực, Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách Tài chính - Tiền tệ Quốc gia, đầu tư tư nhân vẫn còn yếu, tiêu dùng nội địa dù có tăng trưởng nhưng mức tăng trưởng chậm lại, thấp hơn nhiều so với giai đoạn các năm trước.

Người tiêu dùng thận trọng, tiết kiệm hơn do bối cảnh kinh tế khó khăn dẫn đến tiêu dùng tăng trưởng chậm, khách quốc tế đến Việt Nam tăng trưởng tới 65% về mặt số lượng nhưng chi tiêu vẫn còn thấp, doanh thu của ngành du lịch chỉ tăng 15% so với cùng kỳ. "Cả khách quốc tế và khách trong nước đều rất thận trọng trong chi tiêu", ông Lực nói.

Để tạo đà tăng trưởng cho những động lực này, ông Hùng nhấn mạnh đầu tư tư nhân, đầu tư công hay tiêu dùng phụ thuộc vào môi trường đầu tư, kinh doanh.

Bên cạnh đó, các yếu tố này phụ thuộc vào những chính sách tài khoá của Chính phủ và phụ thuộc vào các biện pháp cải cách để làm sao giảm chi phí, tạo nhiều cơ hội kinh doanh hơn cho doanh nghiệp để phát triển được thị trường nội địa.

“Đây nên là trọng tâm chính sách trong vòng một hai năm tới để tạo động lực cho kinh tế trong nước cân bằng với sự suy yếu của nhu cầu từ bên ngoài", ông nói.

 

Ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội. (Ảnh: VIR).

 

 

Đồng quan điểm, ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cũng đánh giá thị trường và thể chế là hai biến số trong “vạn biến” ảnh hưởng nhiều nhất đến doanh nghiệp.

Với yếu tố thị trường, hiện tại tính cạnh tranh của doanh nghiệp ở thị trường trong nước và nước ngoài đều trở nên gay gắt hơn. Nếu như trước đây, doanh nghiệp có thể giành lại thị phần khi thị trường phục hồi nhưng hiện tại sẽ có rất nhiều đối thủ cạnh tranh tham gia giành lấy thị phần cùng các hàng rào gia nhập khó khăn hơn và cùng đó hành vi của người tiêu dùng khó dự đoán.

Về thể chế, Chính phủ hiện đang điều hành chính sách rất quyết liệt, kiểm soát chất lượng của các văn bản từ khâu ban hành, tăng cường phối hợp giữa các cơ quan nhà nước giảm câu chuyện một cửa nhiều ngách. Trong năm qua, nhiều luật được ban hành.

Trong đó, 4 luật quan trọng là Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15 có hiệu lực từ 1/1/2025 và đang được trình để đẩy sớm lên trước 5 tháng.

“Hiện nay, luật chơi mới đã được thiết lập. Với sự thay đổi này, doanh nghiệp cần nghiên cứu kỹ và chiến lược phù hợp với 4 luật. Các luật này có thể tái cơ cấu thị trường đối với ngành nghề sản xuất kinh doanh có liên quan”, ông Hiếu cho hay.

Việc của các doanh nghiệp do đó cần chuẩn bị cho kịch bản. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần thay đổi về cách tiếp cận trong vạn biến với tâm thế chủ động và chấp nhận cuộc chơi, từ việc tuân thủ thế chế hiện tại cho đến việc chuẩn bị và sẵn sàng cho thay đổi thể chế trong tương lai.

Ngay như tại kỳ họp Quốc hội lần này, các luật mới như luật đấu giá tài sản, luật Thủ đô, luật… có tác động lớn về hoạt động kinh tế xã hội.  Để ứng biến, các doanh nghiệp cần bám sát để phản biện để có thể chế tốt và ứng biến khi luật lệ đã được thông qua, thậm chí có kịch bản sớm từ khi có Dự thảo.

 

Các tin khác

Nợ xấu ngân hàng tăng vọt trong quý đầu năm

Mặc dù nợ xấu tiếp tục tăng mạnh trong quý I nhưng dự phòng rủi ro lại không tăng tương xứng khiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu ngân hàng sụt giảm. Bộ đệm dự phòng rủi ro suy yếu có thể tạo ra áp lực trong những quý tiếp theo.

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Giá vàng đồng loạt tăng

Vào lúc 9h30 sáng nay (8/5), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 120,7 - 122,7 triệu đồng/lượng, tăng nửa triệu đồng/lượng so với trước giờ mở cửa phiên giao dịch.

Cổ phiếu Novaland tăng trần

Cổ phiếu Novaland (NVL) hôm nay tăng hết biên độ lên 12.250 đồng, vùng giá cao nhất 8 tháng, khi nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng gom hàng.

Miền Bắc nắng nóng kéo dài

Hôm nay (5/5), miền Bắc bước vào đợt nắng nóng kéo dài nhưng không gay gắt. Khu vực miền Trung đón nắng nóng diện rộng, gay gắt. Tây Nguyên, Nam Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng, chiều tối có mưa dông.

Giá vàng giảm mạnh

Sáng nay (2/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Vàng miếng SJC có nơi giảm còn 118,5 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn về 114,5 triệu đồng/lượng.

Giá vàng rơi thẳng đứng

Giá vàng thế giới rơi thẳng đứng trong phiên giao dịch Mỹ ngày 1.5, nâng tổng mức giảm trong ngày lên 84 USD/ounce, tương ứng mức mất giá mạnh nhất lên 2,6%.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

Sáng nay (24/4), giá vàng trong nước tiếp tục giảm mạnh sau khi lập đỉnh. Theo đó, vàng miếng SJC về mốc 119,5 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn về 118 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc, miền Trung nắng nóng đỉnh điểm

Hôm nay và ngày mai (21-22/4) là đỉnh điểm đợt nắng nóng đang diễn ra ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung với nhiệt độ dự báo cao nhất miền Bắc từ 35-37 độ, miền Trung 36-38 độ. Nhiệt độ thực tế có thể cao hơn 2-4 độ. Chỉ số tia UV ở ngưỡng rất có hại. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay cũng chìm trong nắng nóng.

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay và ngày mai (14-15/4), miền Bắc sẽ rét về đêm và sáng, trưa chiều nắng ấm. Từ 16/4, nền nhiệt tăng mạnh. Từ 18/4, miền Bắc bước vào đợt nắng nóng diện rộng, gay gắt đầu tiên của mùa hè năm nay. Tây Nguyên và Nam Bộ trong hai ngày 14-15/4 có mưa dông rải rác vào chiều tối.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.