Bất động sản

Chuyên gia: Giải cứu bất động sản bằng cách nào?

Thị trường gặp khó

Thị trường địa ốc đang bước vào giai đoạn trầm lắng với tín hiệu rõ nét về sự sụt giảm lượng giao dịch. “Khó khăn” là nhận định chung của các doanh nghiệp địa ốc, nhà đầu tư.

Một thống kê của Hiệp hội Bất động sản TP.HCM ghi nhận, các công ty mới thành lập hoặc lập được vài năm nhưng bán hàng không được đã rục rịch giải thể hoặc nguy cơ giải thể rất cao. Đơn vị này dẫn số liệu từ báo cáo của UBND TP HCM, 6 tháng đầu năm 2022, có 1.935 doanh nghiệp hoàn tất thủ tục giải thể . Trong đó, kinh doanh bất động sản có 142 doanh nghiệp, chiếm 7,36%.

Còn theo Hội Môi giới BĐS Việt Nam, trong phạm vi một phân khúc đã có khoảng 10.000 nhân viên môi giới phải nghỉ việc, hoặc chuyển sang công việc khác để kiếm sống. Nhiều môi giới còn chia sẻ, vài tháng qua, thị trường hầu như không có giao dịch thực nên họ phải chịu lỗ với các khoản chi phí quảng cáo đã đổ ra. Tình trạng người bỏ nghề và các đội nhóm tan rã ngày càng gia tăng.

Chuyên gia: Giải cứu bất động sản bằng cách nào? - Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Báo cáo mới đây của Bộ Xây dựng, do khó khăn chồng chất nên nhiều doanh nghiệp bất động sản đang thu hẹp quy mô đầu tư, giảm lương, giảm số lượng lao động, dẫn đến nguồn cung bất động sản giảm, cơ cấu sản phẩm còn bất hợp lý là thừa nhà cao cấp, thiếu nhà bình dân dẫn đến đại đa số người dân có nhu cầu chưa thể tiếp cận nhà ở.

Giới chuyên gia nhìn nhận, sự khó khăn của thị trường địa ốc đến từ nguồn vốn tín dụng đang thắt chặt. Cộng hưởng cùng chính sách điều chỉnh của Nhà nước khiến doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó chồng khó. Lo ngại về kịch bản lặp lại năm 2011-2013, một số chuyên gia cho rằng, cần có giải pháp giải cứu thị trường bất động sản. Bởi đây là ngành có liên hệ mật thiết với nhiều ngành bất động sản khác.

Giải cứu bất động sản?

Theo TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia kinh tế, thị trường bất động sản hiện tại không “đóng băng” mà chỉ trầm lắng. Vị chuyên gia này cho rằng, sự trầm lắng đến một phần từ khoảng thời gian quá nóng của bất động sản. Bên cạnh đó, một số vụ liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp bất động sản tác động đến niềm tin của nhà đầu tư. Bất ổn từ thị trường tài chính lan đến bất động sản khiến kênh đầu tư này gặp khó.

Tuy nhiên, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, Nhà nước đang lập lại sự ổn định, minh bạch cho thị trường bất động sản bằng chính sách điều hành.

Đồng quan điểm, TS. Đinh Thế Hiển cũng nhấn mạnh, Nhà nước đang từng bước “cứu” thị trường bất động sản thông qua việc ổn định chính sách tiền tệ, tránh việc đầu cơ, kẹt vào trái phiếu bất động sản. Những biện pháp của nhà nước trong năm 2022 về Tài chính - Ngân hàng đối với ngành bất động sản đang giúp thị trường trở lại sự lành mạnh cần có.

Vị này nhấn mạnh: "Đây chính là việc Nhà nước đang giải cứu bất động sản, nhưng ngược lại, với những người đang mua bất động sản và chờ tăng giá thì lại cho rằng những chính sách đó khiến bất động sản khó khăn. Tôi cho rằng biện pháp mà Nhà nước đang tiến hành chính là giải quyết hệ quả chứ không phải là nguyên nhân dẫn đến thị trường bất động sản sụp đổ”.

Ông Hiển nói thêm, một số doanh nghiệp bất động sản cho rằng khó khăn của thị trường do những tác động từ chính sách Nhà nước thay đổi chính sách đột ngột "siết tín dụng". Tuy nhiên, năm nay tín dụng vẫn tăng 14%, vốn của hệ thống ngân hàng thương mại vẫn rót mạnh vào doanh nghiệp bất động sản trong năm nay.

Nhìn thẳn thắn vào thị trường, TS. Đinh Thế Hiển cho rằng, giá bất động sản đã “tăng nóng” tràn lan, không chỉ ở các thành phố lớn mà lan ra diện rộng. Ở vùng đất nông thôn, đến đất nông nghiệp cũng tăng giá. Ông Hiển nhận định, vốn đổ vào bất động sản quá nhiều và sự tăng giá bất tương xứng hiện nay đã vượt mức. Đây là lý do cứu trợ cho bất động sản nhưng hướng tới nhóm người mua nhà để ở thực. Họ là nhóm cần được trợ lực tài chính khi mua nhà.

Các tin khác

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Hiện trường hầm chui Vành đai 2,5 "nằm bất động" sau 49 ngày khởi công

Với mục tiêu hoàn thiện đường Vành đai 2,5, xóa ùn tắc tại nút giao thông Giải Phóng - Kim Đồng, ngày 6/10 hầm chui Vành đai 2,5 trị giá 778 tỷ đồng đã được đại diện UBND thành phố Hà Nội khởi công. Tuy nhiên đến nay đã hơn 1,5 tháng trôi qua, hiện trường dự án vẫn nằm “án binh bất động”.