Chứng khoán

Chứng khoán MB lãi gấp đôi trong quý I, nhóm VN30 chiếm phần lớn danh mục tự doanh cổ phiếu

Mới đây, CTCP Chứng khoán MB (Mã: MBS) công bố kết quả kinh doanh quý I/2022 với tín hiệu khởi sắc cả về doanh thu và lợi nhuận.

Doanh thu hoạt động trong đầu năm tăng 52% so với cùng kỳ, đạt 609,5 tỷ đồng. Trong đó, lãi từ bán các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) gần 68,7 tỷ đồng, giảm 18%.

Các hoạt động khác đều đem lại doanh thu tăng trưởng với lãi từ khoản phải thu và cho vay hơn 210,6 tỷ đồng, tăng 79%, doanh thu môi giới chứng khoán ghi nhận 255,6 tỷ đồng, tăng 59% cùng kỳ năm ngoái.

Trong quý đầu năm, thị phần môi giới trên HOSE của MBS tăng từ 4,37% lên 4,42%. Theo đó, công ty đứng vững ở vị trí thứ 7 trong Top công ty chứng khoán đứng đầu về thị phần môi giới cổ phiếu trên HOSE, xếp sau Mirae Asset (Việt Nam) với thị phần 4,51%.

Chi phí hoạt động cũng tăng 21% lên 215,5 tỷ đồng. Điểm tích cực là lỗ từ các tài sản tài chính (FVTPL) đã giảm 48% so với cùng kỳ, chỉ còn 24,4 tỷ đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí, MBS ghi nhận 252,4 tỷ đồng lãi trước thuế và 200,2 tỷ đồng lãi sau thuế, lần lượt tăng 102% và 100% so với quý I/2021.

 

Kết quả kinh doanh quý I của Chứng khoán MB. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).

 

Tổng giá trị tài sản tính đến ngày 31/3 gần 12.370 tỷ đồng, tăng gần 1.324 tỷ đồng so với đầu năm. Tiền và tương đương tiền gần 219 tỷ đồng, tăng 85%.

Các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (HTM) tăng từ 1.584 tỷ lên 2.117 tỷ đồng. Song song đó, các tài sản tài chính sẵn sàng để bán (AFS) cũng tăng mạnh lên gần 985 tỷ đồng, gấp 8,3 lần đầu năm. Trong đó, trái phiếu chưa niêm yết chiếm tỷ trọng lớn, lên tới 867 tỷ đồng. 

Trong khi đó, tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL) giảm 35% còn gần 1.120 tỷ đồng. Cơ cấu danh mục đầu tư của Chứng khoán MBS tính đến cuối quý I nghiêng về chứng chỉ tiền gửi (510 tỷ đồng) và trái phiếu niêm yết (415 tỷ đồng). Tính chung trong quý I, MBS sở hữu hơn 1.280 tỷ đồng trái phiếu.

Cổ phiếu niêm yết giữ tỷ trọng thấp nhất với khoảng hơn 200 tỷ đồng. Trong đó các cổ phiếu chiếm tỷ trọng cao nhất trong danh mục có HPG (41 tỷ đồng), VHM (25,5 tỷ đồng), FPT (24,8 tỷ đồng), các mã còn lại có giá trị thấp hơn nhưng đều là các cổ phiếu trong rổ VN30 như VNM, VPB, ACB, TCB, MWG, VRE, STB.

Trong kỳ, các khoản cho vay ghi nhận gần 7.582 tỷ đồng, tăng hơn 6% so với thời điểm đầu năm, trong đó cho vay ký quỹ (margin) đạt 6.420 tỷ đồng, tăng hơn 280 tỷ đồng.

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Chủ tịch Louis Holdings và con đường khởi nghiệp từ buôn gạo đến khẳng định không quan tâm đến cổ phiếu: "Tôi hoàn toàn không biết thị trường chứng khoán là những con số nhảy múa khốc liệt"

"Tôi đã hướng cho mình một con đường đi riêng không phải kiếm tiền từ việc mua bán cổ phiếu. Tôi đi theo con đường tôi đã chọn là xây dựng hệ sinh thái bền vững, mạnh lên từ nội lực bên trong và gia tăng giá trị doanh nghiệp", ông chủ Louis Holdings nói.

Uỷ ban Chứng khoán: Vụ bắt Chủ tịch Louis Holdings Đỗ Thành Nhân và CEO Chứng khoán Trí Việt cho thấy quyết tâm thanh lọc, lành mạnh thị trường chứng khoán

"Đây là một minh chứng thực tiễn cho thấy tinh thần chỉ đạo rất quyết liệt của Chính phủ, Bộ Tài chính trong việc xử lý nghiêm các sai phạm, để tăng cường tính minh bạch, lành mạnh, bền vững cho thị trường chứng khoán".