Chứng khoán

Chứng khoán đứt mạch tăng mạnh

Tóm tắt:
  • VN-Index giảm gần 14 điểm do nhà đầu tư chốt lời ngắn hạn, kết thúc mạch hồi phục 13%.
  • Thị trường chủ yếu trong sắc đỏ, với áp lực bán dồn dập và 330 cổ phiếu giảm giá.
  • Nhóm bất động sản khu công nghiệp chịu áp lực mạnh, với nhiều cổ phiếu giảm sâu.
  • Lực bán diễn ra nhưng không ồ ạt, thanh khoản thị trường vẫn ổn định với gần 1,07 tỷ cổ phiếu giao dịch.
  • Nhà đầu tư nước ngoài mua ròng gần 250 tỷ đồng, chủ yếu tập trung vào HPG với khối lượng lớn.

Thị trường chứng khoán hôm nay giao dịch phần lớn thời gian trong sắc đỏ, bởi áp lực xả hàng dồn dập trên diện rộng. Phần lớn cổ phiếu hồi phục mạnh trong 3 phiên gần đây đều đảo chiều giảm giá. VN-Index chốt phiên gần 1.228 điểm, mất khoảng 14 điểm so với tham chiếu. Chỉ số đại diện cho rổ vốn hóa lớn giảm mạnh hơn vì lực bán kéo dài suốt phiên, đặc biệt trong buổi chiều.

Bên bán áp đảo với hơn 330 cổ phiếu giảm, trong khi cổ phiếu tăng chưa đến phân nửa số này. Cán cân trong rổ VN30 lệch nhiều hơn khi có đến 23 mã đóng cửa dưới tham chiếu, trong đó GVR của Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam chạm sàn, còn cổ phiếu tăng chỉ 6 mã.

Nhóm bất động sản khu công nghiệp hôm nay chịu áp lực xả hàng mạnh. Ngoài GVR, những cổ phiếu trụ của nhóm này đều giảm sâu và tác động tiêu cực đến diễn biến VN-Index. Cụ thể, KBC, SZC, SIP, PHR đều mất hết biên độ. BCM khả quan hơn khi trong phiên có lúc tăng giá, nhưng đến cuối lại đảo chiều mất 6,6% - tiệm cận giá sàn.

Nhóm ngân hàng cũng giảm đồng loạt với biên độ phổ biến là 2-3%. STB và VCB lội ngược dòng khi lần lượt tăng 1,7% và 1,2%, trở thành trụ đỡ quan trọng cho nhóm này lẫn cả thị trường.

Các nhóm ngành khác như dầu khí, thép, cảng biển, bất động sản đều chịu áp lực chốt lời ngắn hạn.

Bất động sản dân dụng là nhóm ngành hiếm hoi của sự phân hóa mạnh khi ngoài những cổ phiếu đồng thuận với xu hướng thị trường như HDC, DIG, PDR, DXG... thì vẫn có một số mã ngược dòng và đóng cửa trong sắc xanh như VIC, VHM, NVL.

Lực bán mạnh nhưng không xuất hiện tình trạng xả hàng ồ ạt. Điều này thể hiện qua số lượng cổ phiếu giảm hết biên độ không nhiều và thanh khoản thị trường đi ngang.

Hôm nay, sàn TP HCM có gần 1,07 tỷ cổ phiếu được sang tay thành công với giá trị giao dịch 24.200 tỷ đồng. HPG là tâm điểm giao dịch khi giá trị khớp lệnh xấp xỉ 1.300 tỷ đồng, còn thị giá tăng. VHM, FPT, VIC và SHB chia nhau các vị trí tiếp theo trong bảng xếp hạng thanh khoản.

Nhà đầu tư nước ngoài đang mua bán sôi động. Nhóm này liên tục đảo chiều trạng thái từ bán ròng sang mua ròng và ngược lại. Hôm nay, khối ngoại giải ngân gần 3.200 tỷ đồng vào thị trường, trong khi chỉ rút ra khoảng 2.950 tỷ đồng. HPG đón dòng tiền lớn từ nhà đầu tư ngoại khi khối lượng cổ phiếu mua ròng lên đến 9,6 triệu đơn vị.

Các tin khác

Giá vàng đang tăng rất mạnh

Sáng nay (18/4), giá vàng SJC được các doanh nghiệp kinh doanh vàng điều chỉnh tăng mạnh. Tuy nhiên, cùng loại vàng SJC là thương hiệu quốc gia nhưng giá bán ra lại khác nhau, thậm chí có doanh nghiệp niêm yết cao nhất lên tới 121 triệu đồng/lượng.

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Toàn cảnh nhà ga gần 11.000 tỷ tại sân bay Tân Sơn Nhất trước ngày vận hành

TPO - Dự án nhà ga hành khách quốc nội T3 – Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất hiện đang bước vào giai đoạn “chạy nước rút”, với các công đoạn vệ sinh và thử nghiệm vận hành được triển khai khẩn trương. Dự kiến, công trình có tổng vốn gần 11.000 tỷ đồng này sẽ chính thức đi vào hoạt động từ ngày 19/4 tới.

Giá SJC xô đổ mọi kỷ lục, nhiều người chen chân mua vàng nhẫn

Trong phiên giao dịch sáng 15/4, giá vàng miếng SJC lên mức 108 triệu đồng/lượng - mức cao nhất từ trước tới nay. Tuy nhiên, trên thị trường vàng miếng SJC dường như ngừng giao dịch. Trong khi đó, giá vàng nhẫn thấp hơn vàng miếng từ 1,7 - 2,2 triệu đồng/lượng đang tấp nập, nhiều người xếp hàng cả buổi chỉ để mua 1 chỉ.

Thống đốc NHNN nói gì về kiến nghị vay ngoại tệ của EVN?

Thống đốc cho biết NHNN rất quan tâm tới nhu cầu ngoại tệ của các dự án lớn, trọng điểm và sẽ cân đối tổng thể trên khả năng về cân đối nguồn ngoại tệ của hệ thống để vừa đáp ứng được nhu cầu vốn nhưng cũng đảm bảo được việc điều hành tỷ giá.