Xã hội

Chủ tịch Quốc hội "xin tranh luận" với Bộ trưởng Giao thông vận tải

Chiều 7-6, dưới sự chủ trì và trực tiếp điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đinh Huệ, Quốc hội khóa XV họp phiên toàn thể tại hội trường, tiếp tục chất vấn nhóm vấn đề thứ tư thuộc lĩnh vực giao thông vận tải. Người trả lời chất vấn là Bộ trưởng Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Văn Thắng. Ông cũng là bộ trưởng cuối cùng trả lời chất vấn tại kỳ họp này.

Chủ tịch Quốc hội "xin tranh luận" với Bộ trưởng Giao thông vận tải - 1

Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng trả lời chất vấn

Mở đầu phiên chất vấn, 5 phút phát biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng bày tỏ vinh dự khi được lựa chọn là 1 trong 4 bộ trưởng trả lời chất vấn.

Với ngành GTVT, bên cạnh những thành quả đạt được, Bộ trưởng thừa nhận vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như tai nạn giao thông tuy đã được kéo giảm nhưng vẫn ở mức cao. Sai phạm trong lĩnh vực đăng kiểm gây bức xúc trong nhân dân. 

Công tác đào tạo, sát hạch, cấp, thu hồi, quản lý giấy phép điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy nội địa vẫn còn bộc lộ hạn chế, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tiêu cực.

Bộ trưởng cho biết nhiệm vụ của ngành từ nay đến cuối năm 2023 và các năm tiếp theo rất nặng nề, thách thức. Bản thân ông mới chỉ có hơn 7 tháng kinh nghiệm trong lĩnh vực này, nhưng với tinh thần cầu thị, sẵn sàng lắng nghe và tiếp thu các ý kiến của các đại biểu.

Có 110 đại biểu đăng ký chất vấn Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng.

Chủ tịch Quốc hội "xin tranh luận" với Bộ trưởng Giao thông vận tải - 2

Đại biểu Trần Văn Lâm chất vấn

Đại biểu (ĐB) Trần Văn Lâm (Đoàn ĐBQH tỉnh Bắc Giang) cho biết tỉnh có 2 nút thắt giao thông mà cử tri đã phản ánh qua nhiều kỳ Quốc hội là cầu Cẩm Lý và cao tốc Hà Nội - Bắc Giang thường xuyên xảy ra ùn tắc, tiềm ẩn nhiều tai nạn giao thông. Đề nghị Bộ trưởng cho biết trong nhiệm kỳ này, 2 nút thắt giao thông của tỉnh Bắc Giang có giải quyết được không?

ĐB Nguyễn Văn Mạnh (Vĩnh Phúc) đặt vấn đề hiện nhiều tuyến đường quốc lộ chạy qua các tỉnh thuộc thẩm quyền đầu tư của bộ. Tuy nhiên, hiện nay các có nhiều tuyến xuống cấp, một số tỉnh đề xuất cho các tỉnh dùng ngân sách tỉnh để đầu tư, sau đó sẽ giao lại cho bộ. Quan điểm của bộ trưởng?

Trả lời câu hỏi của ĐB Nguyễn Văn Mạnh, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng cho biết các tuyến cao tốc, quốc lộ thuộc trách nhiệm của Bộ GTVT đầu tư, tỉnh lộ trở xuống do địa phương đầu tư. Vừa qua, trong bối cảnh ngân sách có hạn mà nhiều đường xuống cấp. Hiện ngân sách trung ương mà Bộ GTVT được giao đáp ứng khoảng 66%, như nhiệm kỳ này cần 462.000 tỉ đồng nhưng ngân sách chỉ bố trí được 366.000 tỉ đồng. Trong khi đó, chúng ta có hàng ngàn tuyến quốc lộ .

Trong bối cảnh này, việc địa phương bố trí được vốn để cùng trung ương đầu tư, nâng cấp các tuyến quốc lộ là rất quan trọng, phù hợp. Bộ GTVT đã tham mưu, phối hợp với các bộ ngành, xin ý kiến Chính phủ, Thủ tướng. Sau đó, Chính phủ đã họp và trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội cho phép địa phương tham gia cùng ngân sách trung ương để xây dựng quốc lộ, cao tốc. Khi Quốc hội có ý kiến thì sẽ triển khai.

Chủ tịch Quốc hội "xin tranh luận" với Bộ trưởng Giao thông vận tải - 3

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ điều hành phiên chất vấn

Trả lời câu hỏi của ĐB Trần Văn Lâm (Bắc Giang) về cầu Cẩm Lý, bộ trưởng Thắng cho biết đây là cây cầu duy nhất ở miền Bắc đi chung đường sắt và đường bộ. Giai đoạn 2021-2025, Bộ đề xuất đưa vào bổ sung nguồn vốn đầu tư công nhưng do nguồn lực có hạn nên chưa bố trí được. Bộ đã tính đến phương án làm việc với các tổ chức quốc tế để bố trí nguồn lực nhưng chưa thành công.

Thủ tướng đã có thông báo yêu cầu UBND tỉnh Bắc Giang phối hợp với các bộ, để thu xếp vốn ODA để thực hiện. Còn cấp thiết quá thì tỉnh thu xếp vốn thực hiện.

Đối với cầu Xương Giang, Bộ trưởng cho biết tỉnh Bắc Giang đề nghị trung ương ủng hộ với tinh thần chia sẻ. Bộ GTVT nhận thấy sự cần thiết đầu tư và tham mưu Thủ tướng trình cơ quan có thẩm quyền sử dụng nguồn tăng thu năm 2022 đầu tư cây cầu này, nếu được cấp có thẩm quyền chấp thuận sẽ bố trí nguồn để thực hiện.

Sau khi nghe Bộ trưởng GTVT trả lời, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã đặt câu hỏi: Cầu Như Nguyệt trên đường cao tốc Hà Nội - Bắc Giang do ngân sách trung ương đầu tư, Bộ GTVT quản lý, Thủ tướng giao được cho Bắc Giang, nhưng khi trả lời đại biểu Nguyễn Văn Mạnh (Vĩnh Phúc), Bộ trưởng lại nói cần chờ Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội "xin phép" tranh luận và đề nghị Bộ trưởng GTVT làm rõ vấn đề này. 

Các tin khác

Miền Bắc, miền Trung nắng nóng đỉnh điểm

Hôm nay và ngày mai (21-22/4) là đỉnh điểm đợt nắng nóng đang diễn ra ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung với nhiệt độ dự báo cao nhất miền Bắc từ 35-37 độ, miền Trung 36-38 độ. Nhiệt độ thực tế có thể cao hơn 2-4 độ. Chỉ số tia UV ở ngưỡng rất có hại. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay cũng chìm trong nắng nóng.

Chứng khoán giảm sâu

FPT giảm hết biên độ và không có bên mua, trở thành tác nhân chính khiến VN-Index mất 17 điểm, nối mạch giảm 2 phiên liên tiếp.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Miền Bắc chuyển mưa rét từ đêm nay

Từ đêm nay không khí lạnh sẽ khiến nền nhiệt giảm sâu ở miền Bắc, trời chuyển rét, đồng thời có mưa rào rải rác. Trong sáng nay, khu vực Đông Bắc Bộ cũng có mưa nhỏ, mưa phùn. Các khu vực khác trên cả nước ngày nắng, riêng Nam Bộ, vùng núi phía Tây của Bắc Trung Bộ nắng nóng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Giá vàng tăng dựng đứng

TPO - Sáng nay (15/3), giá vàng trong nước tiếp tục tăng dựng đứng. Theo đó, giá vàng nhẫn lên mốc kỷ lục mới 96,5 triệu đồng/lượng, vàng miếng gần chạm mốc 96 triệu đồng/lượng.