Chứng khoán

Chỉ tiêu thanh toán tức thời (Current Radio) là gì?

Chỉ tiêu thanh toán tức thời (Current Ratio) thường được dùng trong việc đo lường khả năng thanh khoản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu này có thể tính được từ số liệu Bảng cân đối kế toán qua công thức sau:

Chỉ tiêu thanh toán tức thời = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn

Chỉ tiêu trên cho thấy doanh nghiệp có đủ tài sản lưu động có thể chuyển đổi ra tiền trong thời gian ngắn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn không. Rõ ràng, chỉ tiêu này cần phải lớn hơn 1, nếu không doanh nghiệp sẽ dễ gặp khó khăn trong việc thanh toán nợ đúng hạn.

Trong thực tiễn, người ta thường yêu cầu chỉ tiêu này của các doanh nghiệp phải lớn hơn 1, còn lớn hơn bao nhiêu thì tốt sẽ tuỳ thuộc vào từng loại hình doanh nghiệp ở từng ngành, nghề khác nhau. Một doanh nghiệp có khả năng bán các khoản hàng tồn kho để thu lại tiền nhanh chóng thì chỉ tiêu thanh toán tức thời có thể chấp nhận được ở mức thấp hơn so với trường hợp một doanh nghiệp khác có chu kỳ sản xuất dài và các khoản mục hàng tồn kho chậm chuyển sang tiền hơn.

Chỉ tiêu thanh toán tức thời có nhược điểm là cho thấy tỷ lệ giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn nhưng không cho thấy độ lớn tuyệt đối chênh lệch giữa hai khoản mục này. Ví dụ, hai doanh nghiệp A và B có chỉ tiêu thanh toán tức thời như sau:

Chỉ tiêu thanh toán tức thời (A) = 100/50 = 2

Chỉ tiêu thanh toán tức thời (B) = 1000/500 = 2

Cả hai có cùng chỉ tiêu thanh toán tức thời là 2, song doanh nghiệp A sau khi sử dụng hết tài sản lưu động để thanh toán nợ ngắn hạn thì chỉ còn 50, còn doanh nghiệp B sau khi thanh toán hết nợ ngắn hạn bằng tài sản lưu động thì còn dôi ra tới 500, gấp tới 10 lần so với doanh nghiệp A.

Nếu hai doanh nghiệp này cùng loại và kinh doanh trong một ngành nghề thì rõ ràng doanh nghiệp B có khả năng thanh toán nợ tốt hơn doanh nghiệp A. Và điều này không được phản ánh trong chỉ tiêu thanh toán tức thời.

Để khắc phục nhược điểm trên, thông thường khi phân tích chỉ tiêu thanh toán tức thời sẽ đi kèm với chỉ tiêu vốn lưu động, được tính bằng (Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn).

Các tin khác

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (13/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên tới 118 triệu đồng/lượng.

Muốn sống thọ, hãy bảo vệ 3 bộ phận này trên cơ thể

Cơ thể con người là một cỗ máy mà bộ phận nào trong đó cũng vô cùng cần thiết, quan trọng, tác động và ảnh hưởng lẫn nhau. Tuy nhiên, 3 bộ phận này, nếu không bảo vệ tốt thì sẽ ảnh hưởng xấu đến nhiều bộ phận khác, đến sức khỏe tổng thể, thậm chí là tính mạng.

Bi kịch của thủ khoa đại học 12 năm đi nhặt rác kiếm sống: Khi trường đời không giống trường học, nhà vô địch "biến mình" thành kẻ vô gia cư, bị xã hội bỏ quên

Muốn có được thành công chúng ta phải đánh đổi bằng sự nỗ lực không ngừng của bản thân và vượt qua những áp lực trong cuộc sống. Tuy nhiên, điều đáng buồn rằng hiện nay, mức sống vật chất ngày càng tăng cao nhưng chỉ số hạnh phúc vẫn không được cải thiện, thậm chí còn tụt lùi. Chỉ vì một lựa chọn sai lầm hay không thể vượt qua mọi rào cản thôi, mọi thứ mà chúng ta có cũng có thể “một đi không trở lại”. Cũng giống như cuộc đời của Diêu Viễn – Học giả hàng đầu của Học viện Công nghệ Bắc Kinh, Trung Quốc.

Cổ phiếu ngành khí nổi sóng trước chiến sự Nga - Ukraine

Mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Nga đang phải hứng chịu nhiều lệnh trừng phạt từ phương Tây, một trong đó là các công ty châu Âu rút vốn đầu tư khỏi các doanh nghiệp dầu khí Nga. Ảnh hưởng từ việc này có thể đẩy giá khí đốt lên cao, các doanh nghiệp ngành khí trong nước cũng hưởng lợi tăng giá cổ phiếu.