Phong cách sống

Chi 2,5 tỷ đồng/năm sống trên du thuyền, sau 25 năm đặt chân xuống đất liền mới phát hiện 1 điều suýt ngã quỵ

Bạn có bao giờ tưởng tượng một cuộc sống mà mỗi ngày thức dậy đều nhìn thấy đại dương bao la, không phải lo lắng về công việc văn phòng hay những áp lực thường nhật? Đối với Mario Salcedo, một doanh nhân gốc Cuba, đây không chỉ là tưởng tượng mà là thực tế suốt 25 năm.

Chi 100.000 USD/năm để bỏ phố về… đại dương

Salcedo lần đầu tiên bước chân lên du thuyền vào năm 1997 và ngay lập tức bị cuốn hút bởi trải nghiệm này và muốn biến nó thành một phần cuộc sống. Từ đó, ông dành toàn bộ thời gian cho các chuyến hải trình, chỉ có một lần duy nhất phải rời tàu trong 15 tháng vì đại dịch COVID-19 vào năm 2020.

Để duy trì lối sống này, Salcedo chi khoảng hơn 2,5 tỷ đồng mỗi năm, nhưng ông không hề cảm thấy tiếc nuối. Mỗi ngày, ông chỉ làm việc khoảng 5 tiếng, thời gian còn lại tận hưởng những dịch vụ xa hoa trên du thuyền.

photo-1740039279972

"Tôi nhận được sự phục vụ ở đẳng cấp cao, không có lý do gì để rời đi," ông nói. Theo Salcedo, hầu hết các thuyền trưởng của Royal Caribbean đều biết đến ông – minh chứng cho quãng thời gian dài gắn bó của ông với hãng du thuyền này.

Sự thay đổi ập tới vào ngày trở lại đất liền

Theo New York Post, Salcedo đã hoàn thành hành trình thứ 1.000 trên du thuyền của Royal Caribbean – một cột mốc đáng kinh ngạc. Hành trình kéo dài 11 đêm, xuất phát từ Miami, Florida, đến Panama và vùng biển Caribe. 

Tuy nhiên, sau bao lâu, trở lại với đất liền, ông suýt ngã quỵ. Hóa ra, điều đặc biệt nhất không chỉ là số lần đi du thuyền mà là tác động của nó lên cơ thể ông. 

Do đã quen với sự chòng chành của con tàu suốt nhiều năm, Salcedo hiện gặp khó khăn khi đi lại trên đất liền. Ông không thể bước đi theo đường thẳng, cảm giác như mặt đất dưới chân vẫn đang chuyển động.

"Tôi đã hoàn toàn thích nghi với cuộc sống trên biển. Tôi cảm thấy thoải mái trên tàu hơn là trên đất liền," Salcedo chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn với Conde Nast Traveler. "Phát hiện này khiến tôi vô cùng sốc".

Chi 2,5 tỷ đồng/năm sống trên du thuyền, sau 25 năm đặt chân xuống đất liền mới phát hiện 1 điều suýt ngã quỵ- Ảnh 2.

Nguồn ảnh: Aboluowang

Hội chứng kỳ lạ được khoa học gọi tên

Theo bà Elaine Warren, CEO của The Family Cruise Companion, vấn đề của Salcedo thực ra là một hiện tượng có tên Mal de Débarquement Syndrome). 

Hội chứng Mal de débarquement (MdDS) — có nghĩa là "bệnh khi xuống tàu" — là một tình trạng hiếm gặp khiến bạn cảm thấy như mình đang di chuyển, ngay cả khi bạn không di chuyển. "Xuống tàu" là một từ để mô tả việc xuống tàu hoặc máy bay. Điều này có thể gây ra thay đổi về độ ổn định hoặc thăng bằng của bạn.

Đây là một chứng rối loạn tiền đình hiếm gặp khiến người mắc cảm thấy mình vẫn đang di chuyển ngay cả khi đang đứng yên. "Đối với nhiều người, sống trên du thuyền là giấc mơ, nhưng khi họ sinh sống thực sự trên biển trong một thời gian rất dài, cơ thể sẽ trải qua những thay đổi bất ngờ," bà Warren giải thích.

Bà cũng cho biết, những người sống lâu ngày trên tàu thường phát triển khả năng giữ thăng bằng tuyệt vời ngay cả khi biển động, nhưng khi quay lại đất liền, họ lại mất phương hướng. Một số người thậm chí cảm thấy như mặt đất cũng đang chao đảo.

Theo Cleveland Clinic, hội chứng này thường biến mất sau 24 giờ, nhưng với một số trường hợp nghiêm trọng, nó có thể kéo dài hàng tháng hoặc thậm chí nhiều năm.

Chi 2,5 tỷ đồng/năm sống trên du thuyền, sau 25 năm đặt chân xuống đất liền mới phát hiện 1 điều suýt ngã quỵ- Ảnh 3.

Nguồn ảnh: Internet

Có thể nói, Salcedo đã có một cuộc sống không giống ai. Ông từ bỏ những gì mà hầu hết mọi người coi là "bình thường" để theo đuổi tình yêu với đại dương. Dù phải đánh đổi khả năng đi lại trên đất liền, ông vẫn khẳng định không hề hối tiếc.

Với nhiều người, việc sống trên du thuyền trong vài ngày hay vài tuần có thể là một kỳ nghỉ lý tưởng, nhưng dành 25 năm trên biển như Salcedo thực sự là một trải nghiệm hiếm có. Liệu đây có phải là lối sống đáng mơ ước hay chỉ là một sự đánh đổi quá lớn? Điều đó còn tùy vào góc nhìn của mỗi người.

*Nguồn: Aboluowang

Cùng chuyên mục

Đọc thêm