Tài chính

Cần xây dựng khung pháp lý đầy đủ để quản lý tiền số


Nên công nhận tiền số trong hệ thống kế toán

Theo PGS. TS. Nguyễn Hữu Huân, Đại học Kinh tế TP.HCM, Việt Nam nên công nhận tiền số. Đó là xu hướng phát triển trên thế giới, nếu không muốn tụt hậu.

Vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố kế hoạch đưa 5 loại tiền điện tử như: Bitcoin (BTC), Ethereum (ETH), Ripple (XRP), Solana (SOL)… vào Quỹ dự trữ chiến lược mới của Chính phủ Mỹ.

Đối với Việt Nam, để quản lý, trước tiên phải công nhận giá trị đồng tiền này trong hệ thống kế toán theo chuẩn mực kế toán Việt Nam. Bước tiếp theo là thử nghiệm việc sử dụng đồng tiền này ở quy nhỏ. Trên cơ sở đó để đánh giá tác động của nó trong hệ thống tiền tệ, tài chính. Sau đó có chính sách quản lý phù hợp với thực tế và hiệu quả.

Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì tiền số không được thanh toán như Việt Nam đồng.

Việt Nam nên xây dựng chính sách, tạo môi trường cho giao dịch đồng tiền này. Vì hiện nay chưa có khung pháp lý cho loại hình tiền kỹ thuật số, tiền mã hóa nên nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã mở công ty giao dịch ở Singrapore và Hồng Kông, làm chảy máu chất xám và không phát huy được nguồn lực này.

Hiện nay, việc giao dịch tiền số, tiền mã hóa thường dưới hình thức ẩn danh nên sẽ dễ trở thành nơi có thể rửa tiền. Việc xây dựng chính sách cũng cần lưu ý điều này.

Còn theo chuyên gia kinh tế, TS. Nguyễn Trí Hiếu, muốn phát triển đồng tiền số, đầu tiên cần xây dựng khung pháp lý đầy đủ. Vì theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì tiền số không được thanh toán như Việt Nam đồng. Theo đó, pháp luật nên quy định cụ thể là cho phép đồng tiền kỹ thuật số được sử dụng trong lĩnh vực nào, giao dịch, mua bán, thừa kế, thế chấp …Và cần có những biện pháp chế tài cho những trường hợp phạm pháp, lừa đảo, rửa tiền… Vì đồng tiền này được giao dịch xuyên biên giới nên cần có những quy định chặt chẽ. Bên cạnh khung pháp lý thì để đồng tiền này vận hành được tại Việt Nam, cần phải có cơ sở vật chất.

“Cần có những công ty phát hành, phân phối tiền kỹ thuật số tại Việt Nam. Những công ty đó phải được cấp giấy phép như doanh nghiệp tại Việt Nam. Công ty phải có trụ sở, ban đại diện, ban quản lý, có vốn điều lệ để khi có vấn đề gì xảy ra thì công ty đó chịu trách nhiệm trước pháp luật. Khi đó, tiền số mới đưa vào sử dụng được ở Việt Nam được”, TS. Nguyễn Trí Hiếu nêu ý kiến.

Chọn mô hình tiền số phù hợp với Việt Nam

TS. Lê Đạt Chí, Trưởng khoa Tài chính - Đại học Kinh tế TP.HCM cho rằng, việc nghiên cứu phát triển tiền kỹ thuật số, tiền mã hóa là cần thiết và theo xu hướng phát triển trên thế giới.

Trên thế giới hiện nay, Trung Quốc và Mỹ có công nghệ và mô hình quản lý đồng tiền này rất khác nhau. Tiền kỹ thuật số không định danh nên ngân hàng thương mại sẽ khó huy động và không biết ai nắm giữ. Chính vì vậy, Trung Quốc quản lý tiền này theo hệ thống tập trung nên biết tiền số đó là của ai. Tiền này do Chính phủ Trung Quốc phát hành, tạo ra. Còn theo mô hình của Mỹ đang nghiên cứu áp dụng thì sẽ không biết tiền số đó ai đang nắm giữ và giữ vì mục đích gì.

Trước thực tế đó, Việt Nam nên nghiên cứu kĩ việc dùng mô hình nào, công nghệ nào để tạo tiền này và hệ thống nào thì mới có cách quản lý phù hợp.

Theo TS. Lê Đạt Chí, tiền tệ phải do Chính phủ tạo ra. Dù là in bằng tiền giấy hay nó tạo ra từ con số (gọi là tiền số) cũng phải được nhà nước quản lý thì mới tạo niềm tin cho người dân.

“Các loại tiền số hiện nay như Pi, Bitcoin, Ethereum…tất cả tiền số này hiện nay đều là tiền tạo ra từ đơn vị tư nhân thì không được chấp nhận sử dụng trong thanh toán. Người ta đi giao dịch, mua bán Bitcoin thì chỉ là tài sản chứ không phải là loại tiền tệ. Việt Nam theo mô mình tạo tiền của Trung Quốc hay của Mỹ thì cần nghiên cứu rất kĩ để có cách quản lý phù hợp, vì mỗi mô hình điều có những ưu và nhược điểm khác nhau", TS. Lê Đạt Chí cho hay.

Thiết nghĩ, khi đã hội nhập với thế giới thì công nhận tiền số là việc tất yếu hiện nay. Vấn đề quan trọng là quản lý sao cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam để phát huy ưu thế của đồng tiền này.

Các tin khác

Nợ xấu ngân hàng tăng vọt trong quý đầu năm

Mặc dù nợ xấu tiếp tục tăng mạnh trong quý I nhưng dự phòng rủi ro lại không tăng tương xứng khiến tỷ lệ bao phủ nợ xấu ngân hàng sụt giảm. Bộ đệm dự phòng rủi ro suy yếu có thể tạo ra áp lực trong những quý tiếp theo.

Giá vàng SJC giảm mạnh

Sáng nay (9/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Theo đó, vàng miếng SJC về quanh mốc 120 triệu đồng/lượng.

Giá vàng đồng loạt tăng

Vào lúc 9h30 sáng nay (8/5), Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng miếng SJC 120,7 - 122,7 triệu đồng/lượng, tăng nửa triệu đồng/lượng so với trước giờ mở cửa phiên giao dịch.

Cổ phiếu Novaland tăng trần

Cổ phiếu Novaland (NVL) hôm nay tăng hết biên độ lên 12.250 đồng, vùng giá cao nhất 8 tháng, khi nhà đầu tư trong và ngoài nước cùng gom hàng.

Miền Bắc nắng nóng kéo dài

Hôm nay (5/5), miền Bắc bước vào đợt nắng nóng kéo dài nhưng không gay gắt. Khu vực miền Trung đón nắng nóng diện rộng, gay gắt. Tây Nguyên, Nam Bộ ngày nắng, có nơi nắng nóng, chiều tối có mưa dông.

Giá vàng giảm mạnh

Sáng nay (2/5), giá vàng trong nước giảm mạnh. Vàng miếng SJC có nơi giảm còn 118,5 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn về 114,5 triệu đồng/lượng.

Giá vàng rơi thẳng đứng

Giá vàng thế giới rơi thẳng đứng trong phiên giao dịch Mỹ ngày 1.5, nâng tổng mức giảm trong ngày lên 84 USD/ounce, tương ứng mức mất giá mạnh nhất lên 2,6%.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng thế giới tăng vọt

Vàng thế giới bước vào phiên giao dịch Mỹ ngày 30.4 đã tăng vọt trở lại sau đà giảm giá mạnh trước đó.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

Giá vàng đồng loạt giảm mạnh

Sáng nay (24/4), giá vàng trong nước tiếp tục giảm mạnh sau khi lập đỉnh. Theo đó, vàng miếng SJC về mốc 119,5 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn về 118 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc, miền Trung nắng nóng đỉnh điểm

Hôm nay và ngày mai (21-22/4) là đỉnh điểm đợt nắng nóng đang diễn ra ở các tỉnh miền Bắc và miền Trung với nhiệt độ dự báo cao nhất miền Bắc từ 35-37 độ, miền Trung 36-38 độ. Nhiệt độ thực tế có thể cao hơn 2-4 độ. Chỉ số tia UV ở ngưỡng rất có hại. Các khu vực khác trên cả nước hôm nay cũng chìm trong nắng nóng.