Khoa học

Căn hộ ở TPHCM nghi bị nứt tường do động đất từ Myanmar: Chuyên gia lên tiếng

Tóm tắt:
  • TP Hồ Chí Minh có nền địa chất yếu, nhiều công trình xây dựng ở khu vực từng là đầm lầy.
  • Rung chấn từ trận động đất Myanmar gây ảnh hưởng đến nhiều công trình tại thành phố.
  • Các công trình có nguy cơ hư hại do nền địa chất yếu và gia cố móng chưa đảm bảo.
  • Cảnh báo cần cập nhật bản đồ phân vùng rủi ro động đất sau 16 năm chưa điều chỉnh.
  • Việc đánh giá động đất giúp chính quyền và người dân phòng tránh thiệt hại hiệu quả.
Căn hộ ở TPHCM nghi bị nứt tường do động đất từ Myanmar: Chuyên gia lên tiếng ảnh 1
Một chung cư ở TPHCM bị bong gạch lát nền sau rung chấn trưa ngày 28/3

Theo PGS.TS Cao Đình Triều, nguyên Phó Viện trưởng Viện Vật lý địa cầu (nay là Viện Các Khoa học Trái đất), Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, năm 2009, các nhà khoa học thực hiện bản đồ phân vùng rủi ro động đất của TPHCM.

Kết quả cho thấy, nền địa chất khu vực này yếu và rất phức tạp. Tại khu vực của thành phố Sài Gòn cũ, nền địa chất chắc hơn. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển của thành phố, các khu vực mở rộng sau này có nền địa chất yếu hơn, nhiều nơi từng là các bãi đầm lầy với nền địa chất rất yếu, nhất là khu vực phía nam và đông nam của thành phố.

PGS.TS Cao Đình Triều cho rằng, nền địa chất yếu, kết hợp với việc gia cố nền móng chưa đảm bảo tiêu chuẩn có thể khiến các công trình xây dựng bị ảnh hưởng sau khi rung chấn xảy ra.

Trước đó, trận động đất mạnh 7.7 độ tại Myanmar trưa 28/3 đã gây rung chấn cho nhiều công trình cao tầng ở TPHCM dù cách tâm chấn trận động đất đến 1.700km. Các nhà khoa học lý giải, cường độ trận động đất mạnh, tâm chấn nông kết hợp với nền địa chất yếu khiến TPHCM cảm nhận rõ rung lắc.

Theo thông tin báo chí, sau trận động đất, hơn 300 hộ dân đang sinh sống tại một chung cư ở phường 16, quận 8, TPHCM phản ánh căn hộ của họ xuất hiện nhiều vết nứt tường, nền gạch bị bong tróc sau ít giờ vụ động đất tại Myanmar xảy ra.

PGS Cao Đình Triều chia sẻ thêm, TPHCM là nơi có đứt gãy sông Sài Gòn hoạt động với cường độ yếu. Động đất mạnh nhất ở đây ít khả năng vượt quá 5 độ. Tuy nhiên, dọc đới đứt gãy này, nền địa chất khá yếu. Vì vậy, các công trình xây dựng cần phải hết sức chú ý đến kết cấu nền móng.

Theo TS Nguyễn Xuân Anh, Giám đốc Trung tâm báo tin động đất và cảnh báo sóng thần, thời gian tới, các thành phố lớn như Hà Nội, TPHCM cần làm lại bản đồ phân vùng nguy hiểm động đất và đánh giá rủi ro động đất.

Tại Mỹ, cứ 2-5 năm, các bản đồ này được cập nhật lại nhằm đánh giá nguy cơ rủi ro và có biện pháp ứng phó. Trong khi đó tại Việt Nam, khoảng 10 năm trở lại đây, bản đồ phân vùng nguy hiểm động đất chưa được cập nhật số liệu.

TS Xuân Anh chia sẻ thêm, các công trình xây dựng sau 5-10 năm đã cũ đi, hay các công trình xây mới đều cần được cập nhật lại số liệu, tính toán để đánh giá những công trình nào có nguy cơ bị ảnh hưởng, ảnh hưởng mức độ như nào nếu động đất xảy ra.

Ở những khu vực động đất nguy hiểm thì cần đánh giá sự ảnh hưởng của động đất đến công trình xây dựng, nguy cơ đá lăn từ các sườn núi.

“Việc kiểm tra, đánh giá rất quan trọng giúp chính quyền, người dân chủ động phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại do động đất gây ra”, TS Nguyễn Xuân Anh nói.

Ông cho biết thêm, khi thực hiện cập nhật bản đồ phân vùng rủi ro động đất, các nhà khoa học sẽ nghiên cứu về đứt gãy, khảo sát địa chấn, địa chất kiến tạo, tính toán lại các thông số.

Trên cơ sở đó, chính quyền địa phương có thể đưa ra phương án kháng chấn phù hợp cho các công trình xây dựng, đồng thời phục vụ cho việc thực hiện quy hoạch đô thị.

Theo PGS.TS Cao Đình Triều, tại TPHCM, bản đồ phân vùng rủi ro động đất được thực hiện từ năm 2009, cách đây 16 năm nhưng đến nay chưa cập nhật lại, trong khi thành phố có sự thay đổi nhiều trong 16 năm qua, đặc biệt là sự phát triển mạnh mẽ của hạ tầng với nhiều cao ốc mọc lên.

Nguyễn Hoài

Các tin khác

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay (8/4), khu vực đồng bằng và ven biển Bắc Bộ có sương mù nhẹ, trời có mưa phùn, mưa nhỏ rải rác, ban ngày nhiều mây, ít mưa. Dự báo hình thái thời tiết này còn duy trì ở miền Bắc đến ngày 11/4.

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Hôm nay (6/4), miền Bắc tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, riêng vùng núi có mưa vừa đến mưa to. Dự báo hình thái này duy trì đến hết ngày 7/4. Khu vực Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Các khu vực khác ít mưa, hửng nắng, riêng Đông Nam Bộ có nắng nóng.

Chubb Life cập nhật giá đơn vị Quỹ Liên kết Đơn vị - Sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động

Sản phẩm Bảo hiểm Liên kết Đơn vị - Kế hoạch Tài chính Chủ động được thiết kế với các tính năng ưu việt nhằm đáp ứng đồng thời cả hai nhu cầu: Bảo vệ và Đầu tư. Với thông điệp “Đầu tư vững tâm – Bảo vệ vững vàng”, sản phẩm Kế hoạch Tài chính Chủ động góp phần hoàn thiện danh mục giải pháp tài chính toàn diện của Chubb Life Việt Nam trên hành trình thực hiện sứ mệnh bảo vệ người trụ cột và gia đình Việt.

Ưu tiên chiến lược an toàn - Xu hướng đầu tư bất động sản 2025

Sau giai đoạn biến động, thị trường bất động sản 2025 chứng kiến sự dịch chuyển trong chiến lược đầu tư. Thay vì sử dụng đòn bẩy tài chính quá mức, hơn 50% nhà đầu tư được khảo sát ưu tiên dòng tiền an toàn, lựa chọn sản phẩm có pháp lý minh bạch và tiềm năng tăng trưởng dài hạn.

Miền Bắc tăng nhiệt mạnh

Hôm nay (2/4), miền Bắc chỉ còn rét về đêm và sáng, trưa chiều hửng nắng, ấm áp, nhiệt độ cao nhất khoảng 24-27 độ. Trong hai ngày 3-4/4, nền nhiệt tiếp tục tăng ở miền Bắc. Các khu vực khác hôm nay ít mưa, riêng Nam Bộ có mưa dông trái mùa.

IVF Hạnh Phúc: Điểm đến lý tưởng cho hành trình làm cha mẹ của khách quốc tế

Trong những năm gần đây, Việt Nam đang dần khẳng định vị thế là điểm đến y tế chất lượng tại Đông Nam Á, đặc biệt trong lĩnh vực hỗ trợ sinh sản. Ngày càng nhiều cặp vợ chồng quốc tế, đặc biệt đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore, Trung Quốc, một số nước Châu Âu… đã lựa chọn Việt Nam là nơi bắt đầu hành trình làm cha mẹ – nơi họ không chỉ tìm kiếm tỷ lệ thành công cao, mà còn tìm thấy sự đồng hành tận tâm trong mỗi bước đi.