Xã hội

Cận cảnh đoạn cáp bị cắt đứt khiến cao tốc về Hà Nội - Hải Phòng "tê liệt"

 Cận cảnh đoạn cáp bị cắt đứt khiến cao tốc về Hà Nội - Hải Phòng tê liệt  - Ảnh 1.

Sau sự việc cao tốc Hà Nội – Hải Phòng chiều về Hà Nội bị tắc hàng km diễn ra nhiều giờ trong chiều 24/4, sáng nay 25/4, đại diện Tổng Công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam - VIDIFI (Nhà đầu tư) cùng với các đơn vị có chức năng đã đến hiện trường tại Km2+272 kiểm tra, đưa ra các giải pháp khắc phục.

 Cận cảnh đoạn cáp bị cắt đứt khiến cao tốc về Hà Nội - Hải Phòng tê liệt  - Ảnh 2.

Hiện trường một đoạn ống cáp quang đang đi ngầm nhưng đến khu vực đoạn qua địa phận xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Hà Nội lại đi nổi trên mặt đất.

 Cận cảnh đoạn cáp bị cắt đứt khiến cao tốc về Hà Nội - Hải Phòng tê liệt  - Ảnh 3.

Do đoạn đường ống đi nổi bảo vệ dây cáp quang (màu đen) bên trong có một đoạn bị hở khoảng 20cm dẫn đến sự cố xảy ra từ đây.

 Cận cảnh đoạn cáp bị cắt đứt khiến cao tốc về Hà Nội - Hải Phòng tê liệt  - Ảnh 4.

Đoạn đường ống bảo vệ dây cáp quang bị hở được dựng lại, khi nhân viên cắt cỏ đưa máy cắt đến đây đã "lia" đúng vào chỗ dây bị hở, dẫn đến đứt cáp.

 Cận cảnh đoạn cáp bị cắt đứt khiến cao tốc về Hà Nội - Hải Phòng tê liệt  - Ảnh 5.

Sự việc xảy ra đã làm tê liệt toàn bộ hệ thống thu phí tự động không dừng - ETC ở các trạm thu phí trên tuyến cao cao tốc Hà Nội - Hải Phòng trong chiều qua. Ngoài ra, đường cáp quang này cũng là đường truyền dẫn chính của hệ thống thu phí thẻ điện tử (trả tiền mặt), kiểm soát giao thông, kiểm soát tải trọng xe... chiều qua các hệ thống này bị tê liệt.

 Cận cảnh đoạn cáp bị cắt đứt khiến cao tốc về Hà Nội - Hải Phòng tê liệt  - Ảnh 6.
 Cận cảnh đoạn cáp bị cắt đứt khiến cao tốc về Hà Nội - Hải Phòng tê liệt  - Ảnh 7.

Dây quang tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng được kết hợp bởi nhiều dây được cấu tạo bằng sợi dây thủy tinh, mỗi dây chức năng dây được sơn màu khác nhau. Sau khi mở nắp hộp kỹ thuật ra kiểm tra, rút dây bị đứt ra kết nối lại, trong chiều qua và sáng nay, đại diện VIDIFI đã hoàn thành việc khắc phục sự cố.

 Cận cảnh đoạn cáp bị cắt đứt khiến cao tốc về Hà Nội - Hải Phòng tê liệt  - Ảnh 8.

Đoạn bị đứt đã được nối lại thông qua một hộp đầu nối kỹ thuật (mũi tên đỏ)

 Cận cảnh đoạn cáp bị cắt đứt khiến cao tốc về Hà Nội - Hải Phòng tê liệt  - Ảnh 9.

Tại hiện trường từng xảy ra sự cố sáng nay, lý giải nguyên nhân vì sao theo thiết kế cáp quang đi ngầm nhưng đoạn xảy ra sự cố cáp quang lại đi nổi, ông Nguyễn Huy Thiêm, đại diện VIDIFI cho biết, trước đây khi thành phố Hà Nội chưa làm đường hầm qua đường cao tốc (hướng ông Thiêm chỉ tay) để vào các khu đô thị mới bên cạnh, tuyến cáp quang tại đây đã đi ngầm. Nhưng từ khi thành phố làm hầm này, đường cáp quang tại đây đã tạm thời phải đi nổi.

 Cận cảnh đoạn cáp bị cắt đứt khiến cao tốc về Hà Nội - Hải Phòng tê liệt  - Ảnh 10.

Là đường truyền dẫn chính, có nhiệm vụ đảm bảo cho toàn bộ vận hành, trong đó có thu phí nhưng cáp quang trên tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đoạn qua xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm đang phải đi nổi khác với thiết kế. Thực tế này đang đặt sự vận hành trên cả tuyến đường vào sự rủi ro, tê liệt giao thông có thể xảy ra bất kỳ lúc nào.

 Cận cảnh đoạn cáp bị cắt đứt khiến cao tốc về Hà Nội - Hải Phòng tê liệt  - Ảnh 11.

Hiện mỗi ngày tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng có từ 50.000 đến 70.000 lượt xe đi qua, hơn 50% các làn đã thu phí tự động ETC. Nếu sự cố tương tự xảy ra, việc ùn tắc kéo dài nhiều km, nhiều giờ sẽ xảy ra, đặc biệt từ 1/6 tới, tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng là tuyến được Bộ GTVT chọn là tuyến đầu tiên thí điểm thu phí qua hình thức không dừng ETC (không dùng tiền mặt) tại tất cả các làn.

Trao đổi với PV Tiền Phong sáng nay, đại diện VIDIFI cho biết, từ 6h chiều qua 24/4, sự cố đã được khắc phục. Các trạm thu phí và hệ thống truyền dữ liệu qua cáp quang đã hoạt động bình thường. Để các sự cố tương tự không xảy ra, đặc biệt khi cao tốc Hà Nội – Hải Phòng được Bộ GTVT chọn là tuyến thí điểm thu phí ETC trên tất cả làn thu phí từ 1/6/2022, VIDIFI đang làm việc với nhà cung cấp dịch vụ ETC triển khai đường truyền thứ 2, dự kiến xong trong tuần sau.


Các tin khác

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (26/3), giá vàng trong nước tiếp tục duy trì đà tăng ngày thứ 2 liên tiếp. Theo đó, giá vàng SJC tiến sát mốc 98 triệu đồng/lượng còn vàng nhẫn gần 99 triệu đồng/lượng.

Giải mã lí do cổ phiếu doanh nghiệp tốt vẫn rớt giá thảm, cổ phiếu doanh nghiệp yếu kém lại có lúc ăn bằng lần?

Những nhà đầu tư lướt sóng cho rằng họ đọc được thị trường. Tuy vậy những nhà nghiên cứu, các chuyên gia kỳ cựu cho rằng rất khó để đọc được thị trường, vì thị trường, dù có lững thững đi bộ, hay nhảy lambada, thì đều là ngẫu nhiên. Tất cả đều xoay quanh 2 yếu tố: Giá và giá trị nội tại của cổ phiếu.

ĐHĐCĐ Gemadept: Dự kiến thoái vốn mảng cao su năm nay

ĐHĐCĐ thông qua kế hoạch đạt 3.800 tỷ đồng doanh thu và 1.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tuy nhiên ban điều hành phấn đấu đạt 1.200 tỷ lãi sau thuế. Nếu đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận như trên thì đây là năm thứ hai liên tiếp doanh nghiệp đạt được mức tăng trưởng trên 50%.

Đấu giá biển ô tô: Quan niệm biển xấu - đẹp được quy định thế nào?

Đại tá Đỗ Thanh Bình – Cục Phó Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) cho biết, theo Dự thảo Nghị quyết thí điểm cấp quyền lựa chọn sử dụng biển số ô tô thông qua đấu giá, cơ quan Nhà nước không đưa ra khái niệm biển số “xấu, đẹp” mà sau khi người dân chọn biển số trong kho chưa được cấp thì cơ quan chức năng sẽ đưa ra đấu giá công khai.

Chứng khoán giảm kỷ lục hơn 80 điểm

TTO - Đầu phiên giao dịch chứng khoán buổi chiều 25-4 đang diễn ra trong 'chảo lửa', có thời điểm VN-Index giảm một mạch hơn 80 điểm - kỷ lục từ trước đến nay, sau đó tiếp tục dùng dằng trong sắc đỏ, với hàng trăm mã bị rớt xuống giá.

Trung Quốc xây dựng "hệ thống phòng thủ" không gian

TTO - Lãnh đạo Cục trưởng Cục Không gian Quốc gia Trung Quốc (CNSA) tiết lộ Bắc Kinh có kế hoạch xây dựng hệ thống phòng thủ không gian để "theo dõi và tấn công một tiểu hành tinh nhằm thay đổi quỹ đạo của nó vào năm 2025".