Bất động sản

Các tòa nhà cao tầng trên thế giới chống động đất bằng cách nào?

Tóm tắt:
  • Nhật Bản ứng dụng công nghệ con lắc trên đỉnh tòa nhà để giảm chấn động động đất.
  • Tòa nhà Taipei 101 ở Đài Loan sử dụng con lắc nặng 660 tấn giúp trụ vững trước các trận động đất.
  • Công nghệ "con nhún" sử dụng thiết bị chống động đất dưới móng tòa nhà giúp triệt tiêu rung chấn.
  • Bệnh viện Chữ thập đỏ Ishinomaki sử dụng công nghệ "con nhún" và đã hoạt động bình thường sau động đất mạnh năm 2011.
  • Van điều tiết khối lượng (TMD) là hệ thống phổ biến giúp các tòa nhà chống lại rung động do động đất.

Con lắc trên đỉnh tòa nhà

Nhật Bản là quốc gia đi đầu với nhiều công nghệ chống động đất. Nổi bật nhất là thiết kế lắp đặt con lắc trên đỉnh tòa nhà để hạn chế rung chấn.

Ý tưởng này được đưa ra bởi công ty phát triển bất động sản Mitsui Fudosan và nhà thầu xây dựng Kajima Corp. Theo đó, 6 con lắc thép khổng lồ, mỗi con nặng 300 tấn được đặt trên nóc một tòa nhà cao 55 tầng tại Tokyo.

Với tổng chi phí lên tới 5 tỷ Yên Nhật (tương đương khoảng 51 triệu USD), hệ thống con lắc sẽ dao động nhẹ nhàng để giảm các lực khiến tòa nhà bị rung lắc, giảm chấn động của động đất tới 60%.

Sau đó, công nghệ này được ứng dụng tại nhiều công trình khác trên thế giới, tiêu biểu nhất là tòa nhà cao nhất Đài Loan (Trung Quốc) Taipei 101.

Năm ngoái, tòa nhà Taipei 101 vẫn trụ vững sau trận động đất với cường độ 7,4 độ Richter hồi tháng 4. Trước đó, Taipei 101 trải qua rất nhiều trận động đất lớn nhỏ song vẫn hoạt động bình thường.

Tòa nhà ở Đài Loan sử dụng quả lắc khổng lồ để chống động đất. (Ảnh: Reuters)

Tòa nhà ở Đài Loan sử dụng quả lắc khổng lồ để chống động đất. (Ảnh: Reuters)

Tòa nhà 101 tầng, cao 508m tính cả chóp này được thiết kế để chống chịu các chấn động do động đất và gió bão thường gặp ở Đài Loan. Quả lắc trên đỉnh tòa nhà là một quả cầu thép khổng lồ, đóng vai trò là bộ giảm chấn khối lượng.

Với 92 dây cáp chắc chắn nằm giữa tầng 87 và tầng 92, quả lắc khổng lồ nặng 660 tấn hấp thụ động năng một cách hiệu quả giúp giảm thiểu tác động của lực địa chấn lên các tòa nhà.

Ngoài ra, một thiết bị gọi là vòng cản ở đế có tác dụng giới hạn phạm vi lắc qua lại của quả lắc xuống còn khoảng 150cm khi gió bão và động đất mạnh. Nếu tòa nhà nghiêng về bên này, quả lắc sẽ nghiêng về bên kia và giúp tòa nhà cân bằng.

Công nghệ "con nhún"

Ngoài hệ thống con lắc, ở Nhật Bản còn có công nghệ "con nhún". Về cơ bản, phương pháp này sử dụng hàng trăm thiết bị chống động đất chuyên dụng được lắp đặt dưới móng của các tòa nhà cao tầng.

Khi xảy ra động đất, tòa nhà được trang bị "con nhún" đung đưa, nhún lên xuống trên nền móng vững chãi và dần triệt tiêu rung chấn mà không gây hư hại.

Bệnh viện Chữ thập đỏ Ishinomaki. (Ảnh: Wikidata)

Bệnh viện Chữ thập đỏ Ishinomaki. (Ảnh: Wikidata)

Công trình tiêu biểu được trang bị công nghệ "con nhún" là bệnh viên Chữ thập đỏ Ishinomaki cao 7 tầng ở tỉnh Miyagi, phía Đông Bắc đảo Honshu.

Toàn bộ tòa nhà chính của bệnh viện đặt trên hệ thống gồm 126 thiết bị chống động đất. Bệnh viện này từng trải qua một trận động đất mạnh 9 độ Richter vào ngày 11/3/2011 nhưng mọi hoạt động phẫu thuật chỉ bị tạm ngưng trong 10 giây do hệ thống điện dự trữ kích hoạt.

Thiết kế tổng thể và mọi trang thiết bị của tòa nhà không bị hư hại sau trận động đất.

Van điều tiết khối lượng (TMD)

Một hệ thống chống động đất phổ biến khác là van điều tiết khối lượng (TMD). Công nghệ chống động đất này được sử dụng cho hàng trăm tòa nhà trên thế giới.

Hệ thống van điều tiết khối lượng này gồm một thiết bị cực nặng, gọi là quả nặng thứ 2, gắn vào tòa nhà và cố định bởi cáp thép, giúp chống lại chuyển động của nó khi động đất xảy ra.

Hệ thống TMD đã góp phần giúp tòa nhà Comcast Center tại Philadelphia (Mỹ) không bị hư hại sau trận động đất mạnh 5,8 độ Richter xảy ra ngày 23/8/2011.

Các tin khác

Miền Bắc tăng nhiệt mạnh

Hôm nay (2/4), miền Bắc chỉ còn rét về đêm và sáng, trưa chiều hửng nắng, ấm áp, nhiệt độ cao nhất khoảng 24-27 độ. Trong hai ngày 3-4/4, nền nhiệt tiếp tục tăng ở miền Bắc. Các khu vực khác hôm nay ít mưa, riêng Nam Bộ có mưa dông trái mùa.

Dự án khu công nghiệp lớn nhất Cần Thơ hiện ra sao?

Dự án Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ đang bị chậm tiến độ do gặp nhiều vướng mắc, đặc biệt việc thiếu cát san lấp, chậm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thi công khu tái định cư và hai tuyến đường kết nối.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Thời tiết miền Bắc những ngày tới

Hôm nay (31/3), miền Bắc vẫn đang trong đỉnh điểm đợt rét lần này với nhiệt độ thấp nhất chỉ từ 12-15 độ, cao nhất 17-20 độ. Dự báo ngày mai, trời tiếp tục rét với nền nhiệt tương đương hôm nay. Từ 2/4, nhiệt độ cao nhất lên khoảng 23 độ. Từ 3/4, trời ấm dần, trưa chiều có nắng nhẹ.

Giá vàng tăng không ngừng

Sáng nay (30/3),giá vàng trong nước tiếp tục tăng mạnh. Cả vàng miếng SJC và vàng nhẫn đều tiến sát mốc 101 triệu đồng/lượng.

Miền Bắc rét đỉnh điểm

Hôm nay (30/3) là đỉnh điểm đợt rét đang diễn ra ở miền Bắc với nhiệt độ xuống thấp nhất chỉ từ 12-15 độ, vùng núi cao dưới 10 độ. Khu vực từ Thanh Hoá đến Quảng Ngãi hôm nay có mưa rào rải rác, riêng Thanh Hoá đến Huế trời rét. Nam Bộ giảm nhiệt nhẹ sau chuỗi ngày nắng nóng.

Áp dụng chính sách vượt trội cho trung tâm tài chính tại Việt Nam

Theo Bộ trưởng Bộ Tài chính, Chính phủ Việt Nam sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp và nhà đầu tư quốc tế trong việc xây dựng và phát triển Trung tâm tài chính quốc tế tại TPHCM. Đồng thời tạo ra một môi trường đầu tư thông thoáng, minh bạch và áp dụng các chính sách vượt trội nhằm thu hút nguồn vốn và công nghệ từ các nhà đầu tư quốc tế.

Huawei thoát "chế độ sinh tồn’

Kết quả kinh doanh năm 2024 của Huawei được dự đoán tăng mạnh nhờ thúc đẩy lĩnh vực phần mềm, chip và công nghệ lái xe thông minh, giúp công ty thoát khỏi ‘chế độ sinh tồn’.