Khoa học

Các nhà khoa học có thể đã tìm thấy người ngoài hành tinh… nhưng liệu chúng ta có nên liên lạc với họ?

Tóm tắt:
  • Các nhà khoa học phát hiện dấu vết sinh học mạnh mẽ ngoài Hệ Mặt Trời trên K2-18b.
  • Hành tinh này có khí quyển chứa hợp chất chỉ được tạo ra bởi sinh vật sống.
  • Phát hiện chưa đủ để chính thức xác nhận sự sống do độ chính xác còn hạn chế.
  • Các chuyên gia cảnh báo nguy cơ nguy hiểm khi liên lạc với nền văn minh ngoài hành tinh.
  • Nhiều ý kiến tranh luận về khả năng và hậu quả của việc gửi tín hiệu liên lạc.

Sau hàng thế kỷ miệt mài tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất, nhân loại có thể đã tiến thêm một bước ngoạn mục: Các nhà khoa học mới đây phát hiện dấu hiệu sinh học tiềm năng trên hành tinh xa xôi K2-18b, cách Trái Đất khoảng 120 năm ánh sáng.

Hành tinh này nằm trong "vùng sống được" quanh sao chủ thuộc chòm Sư Tử (Leo) – nơi điều kiện có thể đủ để duy trì nước dạng lỏng, một yếu tố tiên quyết cho sự sống. Nhưng điều khiến giới khoa học sửng sốt chính là bầu khí quyển của hành tinh chứa một lượng lớn các hợp chất chỉ có thể được tạo ra bởi sinh vật sống – đặc biệt là dimethyl sulfide (DMS) và dimethyl disulfide (DMDS). Trên Trái Đất, những chất này chỉ được sản xuất bởi các sinh vật sống, chủ yếu là sinh vật phù du biển.

"Đây là gợi ý rõ ràng nhất từ trước đến nay cho thấy có thể tồn tại sự sống ngoài Hệ Mặt Trời." - Tiến sĩ Nikku Madhusudhan, nhà vật lý thiên văn tại Đại học Cambridge – người đứng đầu nghiên cứu, chia sẻ.

Hành tinh K2-18b, với kích thước gấp đôi Trái Đất và khối lượng gấp 8 lần, được phân loại là "hycean world" – hành tinh có đại dương bao phủ và khí quyển giàu hydro. Kể từ khi được phát hiện vào năm 2015, hành tinh này đã thu hút sự quan tâm của giới khoa học và năm 2023, Kính viễn vọng không gian James Webb (JWST) đã phát hiện thêm carbon dioxide, methane và sự thiếu hụt ammonia – những yếu tố càng củng cố giả thuyết về một đại dương nước bên dưới bầu khí quyển của nó.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu vẫn thận trọng. Các dấu hiệu này mới chỉ đạt ngưỡng "ba sigma" – tương đương 99,7% độ chính xác, chưa đủ để được xem là khám phá khoa học chính thức (cần đạt ngưỡng "năm sigma").

Dù phát hiện này là bước tiến lớn, nhiều chuyên gia cảnh báo: Việc cố gắng liên lạc với một nền văn minh ngoài hành tinh (nếu thực sự tồn tại) có thể là hành động liều lĩnh mang tính hủy diệt.

"Việc mù quáng gửi tín hiệu ra ngoài vũ trụ mà không biết rõ chúng ta đang nói chuyện với ai là một ý tưởng cực kỳ nguy hiểm," nhà vật lý Mark Buchanan cảnh báo. "Nếu họ mạnh hơn và không thân thiện, hậu quả có thể là sự diệt vong của toàn bộ nhân loại."

Các nhà khoa học có thể đã tìm thấy người ngoài hành tinh… nhưng liệu chúng ta có nên liên lạc với họ? ảnh 1

Các nhà khoa học khuyên không nên tiếp cận sự sống ngoài hành tinh nếu có.

Ông nhấn mạnh rằng lịch sử nhân loại đã chứng minh, khi hai nền văn minh gặp nhau, kết cục thường là sự tuyệt chủng hoặc bị áp bức của nhóm yếu thế hơn.

Tuy vậy, một số nhà khoa học khác lại cho rằng việc liên lạc có thể mang lại lợi ích nếu đó là nền văn minh tiến bộ, có thể chia sẻ công nghệ và kiến thức giúp Trái Đất phát triển bền vững hơn.

Giáo sư Avi Loeb từ Đại học Harvard cho rằng, nếu K2-18b thực sự có sự sống thông minh, chúng ta nên lắng nghe các tín hiệu công nghệ mà họ phát ra – nhưng hãy cực kỳ thận trọng.

"Từ lúc gửi tín hiệu đến khi nhận được phản hồi sẽ mất ít nhất 248 năm," ông nói. "Tôi không đủ kiên nhẫn để chờ đợi lâu như vậy, thay vào đó nên tiếp tục quan sát hành tinh này kỹ lưỡng hơn."

Về phần mình, tiến sĩ Anthony Milligan – chuyên gia đạo đức học tại Đại học King’s College London – cho rằng việc liên lạc nên được kiểm soát cẩn trọng, không chỉ để bảo vệ Trái Đất, mà còn để tránh vô tình gây hại cho chính nền văn minh ngoài hành tinh kia nếu chúng ta truyền đi thông tin sai lầm.

Dù vẫn còn nhiều dữ liệu cần được thu thập và xác minh, phát hiện này có thể là bước đệm lịch sử đưa nhân loại đến gần hơn với câu hỏi lớn nhất mọi thời đại: "Chúng ta có cô đơn trong vũ trụ không?"

Cho đến khi có thêm dữ liệu từ JWST trong thời gian tới, K2-18b sẽ tiếp tục là tâm điểm chú ý – vừa mang theo hy vọng về một vũ trụ đầy sự sống, vừa gợi lên nỗi sợ về những hiểm họa tiềm ẩn ngoài không gian bao la.

Các tin khác

Giá vàng thế giới tăng cao kỷ lục

Giá vàng tăng vọt lên mức cao kỷ lục, chạm mốc quan trọng 3.500 USD/ounce. Giới đầu tư tìm đến vàng là nơi trú ẩn an toàn giữa lúc Tổng thống Mỹ Donald Trump chỉ trích Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ Jerome Powell.

Ngắm cao tốc gần 9.000 tỷ, mỗi ngày đón hơn 8.000 xe, giúp tăng nhiệt bất động sản ở thủ phủ du lịch miền Trung

Cam Lâm - Vĩnh Hảo là một phần quan trọng của tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông đi qua ba tỉnh Khánh Hòa - Ninh Thuận - Bình Thuận. Sau khi hoàn thành, tuyến đường đã góp phần rút ngắn thời gian đi từ TP.HCM đến Nha Trang từ hơn 8 giờ xuống còn hơn 5 giờ.