Kỹ năng sống

Cà phê pha nóng hay lạnh tốt hơn? Bác sĩ tim mạch phân tích điều ít người biết

Lựa chọn giữa cà phê pha nóng và cà phê pha lạnh (cà phê cold brew) thường dựa trên sở thích cá nhân hoặc thậm chí dựa vào thời tiết hay thời điểm trong ngày. Ví dụ, có người thích uống cà phê nóng mỗi buổi sáng, nhưng thích một ly cà phê cold brew vào buổi chiều.

Vậy hai kiểu pha cà phê này có mang lại lợi ích sức khỏe khác nhau không? Để tìm câu trả lời cho câu hỏi này, tờ HuffPost của Mỹ đã phỏng vấn tiến sĩ, bác sĩ tim mạch Majid Basit, người đang làm việc tại Hệ thống Sức khỏe Memorial Hermann ở Sugar Land, bang Texas, Mỹ.

Cà phê nóng VS cà phê cold brew

1. Chất chống oxy hóa

Cà phê pha nóng hay lạnh tốt hơn? Bác sĩ tim mạch phân tích điều ít người biết  - Ảnh 1.

Lựa chọn giữa cà phê pha nóng và cà phê pha lạnh (cà phê cold brew) thường dựa trên sở thích cá nhân.

Bác sĩ Basit cho biết không có nhiều nghiên cứu về chủ đề này, nhưng ông lưu ý một điểm khác biệt giữa cà phê pha nóng và cà phê pha lạnh: "Cà phê nóng đã được chứng minh là có lượng chất chống oxy hóa cao hơn, có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe. Nhưng chúng ta cần phải nghiên cứu thêm".

Một nghiên cứu năm 2018 trên tạp chí Scientific Reports đã chứng minh điều này. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Thomas Jefferson, Philadelphia, bang Pennsylvania, Mỹ, phát hiện ra rằng cà phê pha nóng có hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn cà phê cold brew. Chất chống oxy hóa có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình tổn thương tế bào.

2. Caffeine

Cà phê pha nóng hay lạnh tốt hơn? Bác sĩ tim mạch phân tích điều ít người biết  - Ảnh 2.

Thay vì sử dụng nước nóng, cà phê cold brew được pha bằng cách ngâm cà phê trong nước lạnh khoảng 12 – 24 tiếng.

Nhưng nếu mục tiêu của bạn là tăng cường thêm caffeine thì sao? Câu trả lời phức tạp hơn một chút. Lượng caffeine rất khác nhau trong cà phê tự pha và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cả loại hạt được sử dụng.

Một nghiên cứu năm 2020 của Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ phát hiện ra phương pháp pha cà phê nóng mang lại lượng caffeine cao hơn một chút so với phương pháp cold brew. Tuy nhiên, sự khác biệt không quá nhiều. Vì vậy, nói chung, bạn vẫn nhận được một liều caffeine nhất định cho dù bạn uống cà phê pha nóng hay lạnh.

Bác sĩ Basit giải thích: "Caffeine có cả tác động tích cực và tiêu cực đến cơ thể. Nó làm tăng sự tỉnh táo của não và mức năng lượng chung, nhưng cũng sẽ làm tăng axit trong dạ dày dẫn đến khó chịu ở bụng đối với một số người".

Vị bác sĩ tim mạch cũng lưu ý một số người có thể bị tăng huyết áp và nhịp tim, tăng đi tiểu khi tiêu thụ caffeine.

Tóm lại, một tách cà phê pha nóng kích thước trung bình có nhiều chất chống oxy hóa hơn một chút và lượng caffeine tương đương cà phê cold brew. Các nghiên cứu đã không phát hiện sự khác biệt lớn về cách cơ thể con người phản ứng với hai dạng cà phê này. Cho dù pha nóng hay lạnh thì cà phê nhìn chung vẫn tốt cho sức khỏe.

Theo một nghiên cứu năm 2017 của Đại học Colorado, Mỹ, uống cà phê hằng tuần có thể giúp giảm tới 7% nguy cơ đau tim. Và ba nghiên cứu năm 2022 được trình bày tại Phiên họp Khoa học Thường niên lần thứ 71 của Đại học Tim mạch Hoa Kỳ củng cố thêm luận điểm rằng cà phê tốt cho sức khỏe tim mạch.

3. Mùi hương

Cà phê pha nóng hay lạnh tốt hơn? Bác sĩ tim mạch phân tích điều ít người biết  - Ảnh 3.

Cà phê nóng có nhiều hơi tỏa ra hơn.

Tuy nhiên, có một đặc điểm của một tách cà phê nóng giúp nó trở nên khác biệt với cà phê cold brew – đó chính là mùi hương.

Theo một nghiên cứu năm 2008 được công bố trên Tạp chí Nông nghiệp và Hóa học Thực phẩm, có mối liên hệ giữa mùi thơm của hạt cà phê và các tác dụng "chống oxy hóa tiềm năng hoặc thư giãn".

Sử dụng chuột trong một thí nghiệm trong phòng thí nghiệm, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng ngửi mùi cà phê nóng có thể giảm mức độ mệt mỏi và căng thẳng.

Bác sĩ Basit cho biết: "Vì cà phê nóng có nhiều hơi tỏa ra hơn, nên có thể hiệu ứng này sẽ tăng lên khi dùng cà phê nóng so với cà phê lạnh".

Tuy nhiên, vị bác sĩ tim mạch cũng lưu ý rằng không có nghiên cứu chính xác về chủ đề này và rất nhiều kết quả có thể liên quan đến hiệu ứng giả dược.

Cà phê cold brew là gì?

Cà phê cold brew, loại cà phê được pha bằng nước lạnh, đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây.

Thay vì sử dụng nước nóng, cà phê cold brew được pha bằng cách ngâm cà phê trong nước lạnh khoảng 12 – 24 tiếng. Phương pháp này giúp cà phê bớt đắng hơn so với pha nóng.

Mặc dù hầu hết các nghiên cứu về lợi ích sức khỏe của cà phê đều dựa trên phương pháp pha nóng, nhưng phương pháp pha lạnh được cho là mang lại nhiều lợi ích tương tự.

Cách pha chế cà phê cold brew đơn giản tại nhà

Cà phê cold brew không chỉ là một loại thức uống mới lạ mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cách pha chế loại cà phê này cũng rất đơn giản. Dưới đây là cách pha chế cà phê cold brew tại nhà.

- Mua cà phê rang nguyên hạt rồi xay mịn, hoặc có thể sử dụng các loại cà phê xay sẵn.

- Cho 1 cốc bột cà phê vào bình thủy tinh lớn và từ từ cho 4 cốc nước vào, sau đó khuấy đều.

- Đậy nắp bình và để hỗn hợp cà phê và nước trong tủ lạnh từ 12 – 24 tiếng.

- Lọc hỗn hợp trên qua giấy lọc. Phần nước cà phê nhận được sẽ ở dạng cô đặc. Cho nước cà phê cô đặc này vào một bình có nắp.

- Đậy bình bằng nắp kín và có thể bảo quản trong tủ lạnh đến 2 tuần.

- Trước khi uống, bạn hãy pha loãng nước cà phê cô đặc bằng cách thêm 1/2 cốc (120 ml) nước lạnh vào 1/2 cốc (120 ml) cà phê cold brew cô đặc. Đổ hỗn hợp này từ từ vào cốc có đá, thêm kem hoặc sữa nếu thích và thưởng thức.

(Nguồn: HuffPost, Healthline)

Cà phê pha nóng hay lạnh tốt hơn? Bác sĩ tim mạch phân tích điều ít người biết  - Ảnh 4.

Các tin khác

Chứng khoán lập đỉnh mới

VN-Index tiếp tục thiết lập đỉnh cao mới - 1.415 điểm. Dòng tiền đổ mạnh vào thị trường, vốn nội, ngoại cùng giải ngân, trong đó, khối ngoại duy trì chuỗi 5 phiên liên tiếp mua ròng.

Chứng khoán tuần tới tăng hay giảm?

Tuần qua, thị trường chứng khoán trải qua nhiều phiên giao dịch tích cực, tuần tới, sự chú ý sẽ chuyển sang kết quả kinh doanh quý II của các doanh nghiệp niêm yết.

TP HCM có tân Phó Bí thư Thành uỷ

Ông Đặng Minh Thông, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (cũ), vừa được Bộ Chính trị chuẩn y giữ chức Phó Bí thư Thành uỷ TP HCM (mới) nhiệm kỳ 2020 - 2025.

Giá vàng bất ngờ giảm mạnh

Sáng nay (28/6), giá vàng trong nước quay đầu giảm mạnh. Giá vàng miếng SJC mất mốc 120 triệu đồng/lượng nhưng vẫn cao hơn thế giới hơn 12 triệu đồng/lượng.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (13/6), giá vàng trong nước tiếp tục tăng. Theo đó, vàng miếng SJC lên mốc 119 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn cao nhất lên tới 118 triệu đồng/lượng.

VN-Index vượt 1.300 điểm

3 phiên tăng liên tiếp giúp VN-Index lấy lại mốc 1.300 điểm sau khi đánh mất trong nhịp điều chỉnh mạnh vì biến động thuế quan cách đây một tháng.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Bảng giá đất ở Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ tăng mạnh

Từ tháng 9, Bà Rịa-Vũng Tàu sẽ điều chỉnh tăng giá đất nông nghiệp (cây lâu năm, cây hàng năm, nuôi trồng thủy sản) tại khu vực đô thị và khu vực nông thôn từ 1-25 lần.

Nấu vàng miếng SJC để xuất khẩu

Tưởng như nghịch lý, Việt Nam đã nấu vàng miếng SJC - thường có giá cao hơn nhiều so với giá vàng thế giới quy đổi - để xuất khẩu.