Kỹ năng sống

Cá giọt nước - "loài động vật xấu nhất thế giới" bị hiểu nhầm về hình dạng kỳ dị suốt bao năm

Cá blobfish, có tên tiếng Việt là cá giọt nước, danh pháp khoa học là Psychrolutes marcidus chắc hẳn không phải một hình ảnh quá xa lạ với nhiều người. Nó xuất hiện trong không ít hình ảnh biếm họa trên khắp Internet vì hình dáng kỳ lạ của mình.

Danh hiệu kỳ lạ của cá giọt nước

Danh hiệu “loài động vật xấu xí nhất thế giới” của cá giọt nước thậm chí đã được công nhận bằng một tổ chức hẳn hoi. Vào năm 2013, nó đã giành “chiến thắng” trong cuộc thi bầu chọn loài động vật xấu nhất hành tinh do Hiệp hội Bảo tồn Động vật Xấu xí (Ugly Animal Preservation Society) đến từ Anh tổ chức.

 Cá giọt nước - loài động vật xấu nhất thế giới bị hiểu nhầm về hình dạng kỳ dị suốt bao năm - Ảnh 1.
 Cá giọt nước - loài động vật xấu nhất thế giới bị hiểu nhầm về hình dạng kỳ dị suốt bao năm - Ảnh 2.

Vẻ ngoài của cá giọt nước tạo cảm giác nó không có xương mà cơ thể nhão nhoét, chảy xệ


Lúc bấy giờ, hiệp hội này đang tìm kiếm một linh vật có thể đại diện cho tất cả các loài động vật có ngoại hình kém hấp dẫn khiến chúng ít được quan tâm hơn so với những loài khác. Hiệp hội đã giải thích cho giải thưởng của mình: "Những chú gấu trúc đã được chú ý quá nhiều".

Kết quả của cuộc thi đã không gây tranh cãi quá nhiều vì hầu hết mọi người đều phải công nhận cá giọt nước mang hình dáng khiến người ta phải ấn tượng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Nó sở hữu da màu trắng sữa ngả hồng, cả cơ thể phồng rộp lên, trĩu xuống. Khi nhìn trực diện gương mặt, cá giọt nước càng kỳ dị hơn. Chú cá này lúc nào trông cũng như bị “phồng rộp”.

 Cá giọt nước - loài động vật xấu nhất thế giới bị hiểu nhầm về hình dạng kỳ dị suốt bao năm - Ảnh 3.

Cá giọt nước đã được công nhận "vô địch" về độ xấu, không chỉ trong thế giới đại dương mà đại diện cho toàn thể thế giới động vật


Hình dáng thực sự của “loài động vật xấu nhất thế giới”

Dù nổi tiếng vì ngoại hình xấu của mình nhưng lại rất ít người biết sự thật về hình dáng của cá giọt nước. Thực chất, nó vốn không hề khó coi như trong những hình ảnh chúng ta thấy.

Psychrolutes marcidus là một loài cá nước sâu sống chủ yếu ngoài khơi bờ biển Australia, ở khoảng cách từ 600 đến 1.200m so với mực nước biển. Ở dưới đó, áp suất cao gấp 120 lần so với trên mặt đất. Con người sẽ không thể ở dưới đó nếu không có một chiếc tàu ngầm cường độ cao.

Vì sống ở dưới độ sâu thấp hơn hẳn hầu hết các loại cá, cá giọt nước cũng phải tiến hóa để chịu đựng được áp suất khổng lồ dưới đáy biển. Chúng không còn có xương và các mô cơ, thịt rất mềm.

Henry Reich - một nhà nghiên cứu sinh vật biển cho biết: “Không giống như hầu hết các loài cá khác, những con sống ở độ sâu này không có các bong bóng cá bên trong cơ thể để có thể tồn tại dưới áp suất cực lớn. Trên thực tế, cá nước siêu sâu thường có bộ xương tối giản và thịt giống như thạch”. Có như vậy, cá giọt nước mới không bị áp suất đè nát.

Thế nhưng khi bị đưa ra khỏi môi trường quen thuộc là hàng ngàn mét sâu dưới đáy biển, cả cơ thể cá giọt nước sẽ ngay lập tức bị chảy xệ xuống. Do phải chịu chênh lệch áp suất đột ngột, chúng cũng sẽ bị thương và đôi khi là vỡ nội tạng, nổ mắt và chết.

Nói cách khác, chỉ khi bị con người đánh bắt lên, cá giọt nước mới bị “phình” ra và trở nên xấu xí, khó coi như những gì chúng ta đã thấy. Còn thực sự khi được ở dưới đáy biển, môi trường thuộc về nó, cá giọt nước sở hữu hình dáng không hề xấu đến vậy mà trông giống như nhiều loài cá thông thường khác.

 Cá giọt nước - loài động vật xấu nhất thế giới bị hiểu nhầm về hình dạng kỳ dị suốt bao năm - Ảnh 4.
 Cá giọt nước - loài động vật xấu nhất thế giới bị hiểu nhầm về hình dạng kỳ dị suốt bao năm - Ảnh 5.

Hình ảnh nguyên bản khi được sống trong môi trường của riêng mình của loài cá "xấu nhất hành tinh"


 Cá giọt nước - loài động vật xấu nhất thế giới bị hiểu nhầm về hình dạng kỳ dị suốt bao năm - Ảnh 6.

Cá giọt nước chỉ xấu đến vậy khi bị con người kéo lên bờ nhưng hầu hết đều hiểu nhầm rằng nó xấu


 Cá giọt nước - loài động vật xấu nhất thế giới bị hiểu nhầm về hình dạng kỳ dị suốt bao năm - Ảnh 7.

Khi bị đánh bắt, cá giọt nước không chỉ bị "xấu đi" mà còn chịu tổn thương rất lớn vì chênh lệch áp

Nguồn: Smithsonianmag

Các tin khác

Miền Bắc mưa đến bao giờ?

Sáng nay (1/5), mưa lớn đã bao trùm nhiều khu vực ở miền Bắc. Dự báo trong ngày hôm nay, mưa lớn tiếp tục ở khu vực miền Bắc, từ chiều tối và đêm nay mưa giảm dần. Bắc Trung Bộ hôm nay cũng có mưa rải rác. Nam Bộ và Nam Tây Nguyên mưa dông vào chiều tối. Các khu vực khác ít mưa, ngày nắng.

Giá vàng đồng loạt giảm

Lúc 9h sáng nay (28/4), các doanh nghiệp kinh doanh vàng đồng loạt điều chỉnh giảm giá vàng SJC và vàng nhẫn.

Giá vàng tiếp tục tăng

Sáng nay (27/4), giá vàng trong nước tiếp tục tăng lên mốc 121 triệu đồng/lượng với vàng miếng SJC và 120 triệu đồng/lượng với vàng nhẫn.

VN-Index trở lại mốc 1.200 điểm

Mở cửa với lực bán tháo mạnh, VN-Index mất mốc 1.200 điểm nhưng sau đó dần cải thiện nhờ VIC, VHM, LPB, VNM… và chốt phiên giảm hơn 19 điểm.

Chứng khoán lao dốc

Áp lực bán ngày càng mạnh khiến VN-Index mất hơn 10 điểm, nối dài mạch giảm phiên thứ tư liên tiếp và tiệm cận vùng tâm lý 1.300 điểm.

Tiền vào chứng khoán giảm mạnh

Nhà đầu tư thận trọng trước áp lực chốt lời ở nhóm ngân hàng và bất động sản khiến thanh khoản sàn TP HCM giảm mạnh, đứt mạch hơn 20.000 tỷ đồng mỗi phiên.

Bamboo Airways có tổng giám đốc mới

Ông Nguyễn Minh Hải từng là Phó tổng giám đốc Vietnam Airlines, Tổng giám đốc Cambodia Angkor Air, nay chuyển sang làm Tổng giám đốc Bamboo Airways.

Nỗi lo tại Credit Suisse:

Credit Suisse là ngân hàng Thuỵ Sỹ toàn cầu mang tính hệ thống, rủi ro của nó là rủi ro hệ thống ngân hàng - toàn cầu.